Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn ở trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 78 - 80)

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn ở trường

nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, nhân viên của nhà trường về tầm quan trọng của HĐTCM, xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi CBQL, giáo viên, nhân viên đối với HĐTCM; đồng thời giúp cho hiệu trưởng đánh giá một cách khách quan về chất lượng học tập của học sinh, chất lượng giảng dạy của giáo viên, từ đó có kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường một cách hiệu quả nhất.

3.2.1.2. Ý nghĩa của biện pháp

Đảm bảo cho CBQL, TTCM, giáo viên, nhân viên nhận thức đúng và đầy đủ về sự cần thiết, cấp bách của HĐTCM trong nhà trường; hiệu quả của HĐTCM mang lại cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của một nhà trường, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

3.2.1.3. Nội dung và cách thức thực hiện a. Nội dung

Có thể thấy trong các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTCM thì yếu tố nhận thức và sự tuân thủ các văn bản, quy chế, thơng tư có tác động, ảnh hưởng rất quan trọng đến kết quả quản lý HĐTCM. Vì vậy, trước hết hiệu trưởng cần tăng cường các giải pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, nhân viên về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với HĐTCM ở các trường THPT với những nội dung cụ thể như sau:

- Tự nâng cao nhận thức của đội ngũ cốt cán (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) về HĐTCM.

- Tác động vào nhận thức của giáo viên, nhân viên về HĐTCM.

- Tác động vào nhận thức của cha mẹ học sinh về việc phối hợp và tạo điều kiện cho HĐTCM.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Tìm hiểu các văn bản liên quan đến HĐTCM và vai trò của

HĐTCM trong nâng cao chất lượng giáo dục. Để làm được điều đó, địi hỏi nhà trường phải thực hiện giáo dục, tuyên truyền qua các quy chế, văn bản, các cuộc họp hội đồng giáo dục, hội đồng sư phạm, phụ huynh học sinh.

Phổ biến đến giáo viên các văn bản pháp quy quy định về nội dung, quyền hạn và nhiệm vụ của TCM trong trường THPT.

Phổ biến mục đích, nhiệm vụ, nội dung HĐTCM cần thực hiện trong năm học bằng nhiều hình thức như: đăng tải trên trang web của trường; thông báo bằng văn bản; tổ chức thao giảng, chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học, góp ý rút kinh nghiệm; xây dựng một bài giảng mẫu cho giáo viên nghiên cứu và học hỏi; tổ chức hội thảo, trao đổi, chia sẻ trong HĐTCM; nêu gương những nhân tố tích cực, những sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả; nâng cao vai trị của tổ chun mơn trong cơng tác đánh giá phân loại giáo viên, cơ sở đề nghị khen thưởng, kỉ luật và nâng lương hàng năm đối với giáo viên…

Bước 2: Cần có góp ý chấn chỉnh trong quá trình kiểm tra việc thực

hiện nhiệm vụ của các thành viên của nhà trường trong công tác HĐTCM. Đặc biệt, cần nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của từng thành viên CBQL, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên trong HĐTCM.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Sở GD&ĐT cần có các văn bản pháp lý, hướng dẫn cụ thể cho HĐTCM trong các nhà trường THPT.

- Hàng năm, Sở GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn theo các chuyên đề về HĐTCM trong trường THPT cho CBQL, TTCM các trường THPT. Tăng

cường tổ chức các chuyên đề về HĐTCM trên toàn thành phố, trong từng cụm trường để CBQL, TTCM, giáo viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, trao đổi, chia sẻ với nhau.

- Hiệu trưởng nhà trường có nhận thức đúng về tầm quan trọng của HĐTCM. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn, nắm bắt kịp thời các yêu cầu về đổi mới hoạt động chuyên môn trong nhà trường để xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, KT, ĐG.

- Hiệu trưởng các trường THPT huyện Đắk R’lấp cần giúp các phó hiệu trưởng, TTCM, giáo viên, nhân viên… hiểu được vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong việc tổ chức thành cơng HĐTCM. Các thành viên phải có năng lực chun mơn tốt để chỉ đạo thực hiện hiệu quả.

- Có các hình thức biểu dương khen thưởng những CBQL, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt HĐTCM.

- Xây dựng quy chế, nội quy cụ thể cho HĐTCM để xử lý những trường hợp không thực hiện đúng nội quy, quy chế chuyên môn trong nhà trường.

Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình vận dụng các biện pháp, cần thực hiện linh hoạt, lồng ghép vào các hoạt động chun mơn. Qua đó, các thành viên trong TCM sẽ thấm nhuần vai trò, ý nghĩa của HĐTCM. Từ nhận thức sẽ chuyển hóa thành hành động thiết thực. Khi cán bộ, giáo viên có nhận thức đúng đắn thì việc xác định mục tiêu, nội dung, phương hướng, thực hiện các HĐTCM sẽ đảm bảo tính hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)