BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Đắk R’lấp,
quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nơng
3.4.1. Mục đích khảo sát
Mục đích của việc khảo sát là nhằm thu thập thơng tin đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTCM ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk R’lấp đã được đề xuất, trên cơ sở đó người nghiên cứu điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các biện pháp được nhiều người đánh giá cao.
3.4.2. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát tập trung vào hai vấn đề chính:
Thứ nhất, các biện pháp được đề xuất có thực sự cấp thiết đối với việc
quản lý HĐTCM ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk R’lấp không?
Thứ hai, trong điều kiện hiện tại, các biện pháp được đề xuất có mang
tính khả thi đối với việc quản lý HĐTCM ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk R’lấp không?
3.4.3. Phương pháp khảo sát
Thang đánh giá sự cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất: sử dụng thang điểm từ 1 đến 4, ý nghĩa của các mức độ được quy ước như sau:
- 1 điểm: khơng cần thiết/ khơng khả thi. - 2 điểm: ít cần thiết/ ít khả thi
- 3 điểm: cần thiết/ khả thi.
- 4 điểm: rất cần thiết/ rất khả thi.
3.4.4. Đối tượng khảo sát
Để tìm hiểu tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi khảo sát 15 CBQL, 46 TTCM và 60 giáo viên đang công tác ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk R’lấp.