Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 35 - 37)

1.4.5.1 Khái niệm kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn

Harold Koontz và các cộng sự cho rằng: “Trong công tác quản lý, về cơ bản công việc kiểm tra bao gồm việc đo lường và chấn chỉnh hoạt động của

các bộ phận cấp dưới để tin chắc rằng các mục tiêu và các kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu này đã và đang được hoàn thành” [9, tr. 541].

Theo Phan Văn Kha, có ba yếu tố cơ bản của công tác kiểm tra: (1) Xây dựng hệ thống chuẩn thực hiện trên cơ sở các chỉ tiêu đạt được xác định trong kế hoạch. Các chuẩn thực hiện bao gồm chuẩn về quy trình, các hoạt động và chuẩn về các sản phẩm của hệ thống thông qua các mục tiêu của hệ thống; (2) Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện và kết quả đạt được trên cơ sở so sánh với chuẩn; (3) Trong quá trình tổ chức các hoạt động, nếu có sự chênh lệch thì cần điều chỉnh kế hoạch [12, tr. 37].

Căn cứ các quan niệm trên, có thể xác định: Kiểm tra HĐTCM ở trường

THPT là quá trình áp dụng những phương pháp, biện pháp để đảm bảo những HĐTCM được thực hiện hiệu quả; thành quả HĐTCM ở trường THPT đạt được phù hợp với các mục tiêu đã định, đồng thời là cơ sở thông tin, phản hồi để thực hiện các điều chỉnh cần thiết về HĐTCM ở trường THPT.

1.4.5.2. Các tiêu chuẩn để kiểm tra hoạt động tổ chun mơn

- Xây dựng tiêu chí kiểm tra công việc của TTCM, giáo viên, nhân viên thật cụ thể. Những tiêu chí này cần được hiệu trưởng phổ biến cơng khai và rõ ràng cho đội ngũ.

- Tiêu chí kiểm tra cơng việc bao gồm tiêu chí đánh giá chất lượng công việc, tiến độ thực hiện theo kế hoạch, thái độ thực hiện công việc.

1.4.5.3. Các phương thức kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn

Thực hiện kiểm tra cơng việc của TTCM, giáo viên, nhân viên: có thể tiến hành qua hai hình thức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.

- Kiểm tra định kỳ: kiểm tra tồn diện tất cả các cơng việc mà TTCM, giáo viên, nhân viên được phân công thực hiện trong từng giai đoạn.

- Kiểm tra đột xuất: được thực hiện tùy theo yêu cầu và tình hình thực tế, có thể kiểm tra một cơng việc, chun đề của cá nhân hoặc của TCM.

Về phân cấp kiểm tra: hiệu trưởng có thể phân cấp kiểm tra cho các phó hiệu trưởng, TTCM hoặc trực tiếp kiểm tra khi cần thiết. Thông tin thu nhận được qua kiểm tra sẽ giúp hiệu trưởng ra các quyết định điều chỉnh kịp thời, nhằm đảm bảo cho HĐTCM được tiến hành đúng kế hoạch đã đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)