BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.2.4. Tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Đắk R’lấp
môn ở các trường trung học phổ thông huyện Đắk R’lấp
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu của biện pháp là tăng cường hiệu quả việc lãnh đạo HĐTCM ở các trường THPT, nhằm nâng cao năng lực quản lý HĐTCM cho CBQL các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk R’lấp.
Lãnh đạo HĐTCM là một trong bốn chức năng của quản lí, có liên quan đến việc hiệu trưởng định hướng, chỉ dẫn, điều khiển, lôi cuốn, tạo động lực cho cấp dưới thực hiện thành công các kế hoạch đã đề ra.
3.2.4.2. Ý nghĩa của biện pháp
Quản lý HĐTCM ở trường THPT thông qua công tác lãnh đạo có ý nghĩa định hướng phấn đấu cho nhà trường, giáo viên về chuyên môn; bồi dưỡng, chỉ dẫn cho giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ; lôi cuốn, tạo động lực làm việc cho đội ngũ.
3.2.4.3. Nội dung và cách thức thực hiện a. Nội dung
- Hiệu trưởng có thể định hướng phấn đấu cho nhà trường, giáo viên, nhân viên; bồi dưỡng, chỉ dẫn cho giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ; lôi cuốn, tạo động lực làm việc cho đội ngũ.
- Định hướng phấn đấu cho nhà trường, giáo viên, nhân viên:
Hiệu trưởng nhà trường có thể định hướng cho giáo viên, nhân viên phấn đấu thông qua việc giúp các thành viên xác định mục tiêu ngắn hạn (tháng, học kỳ, năm học), mục tiêu dài hạn (5 năm) về các nội dung: đăng ký trở thành giáo viên giỏi cấp cụm, tỉnh; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (học sau đại học, học lớp bồi dưỡng TTCM, học lớp bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT); nâng cao trình độ ngoại ngữ (CBQL, giáo viên: chứng chỉ B1 Anh văn theo Khung tham chiếu châu Âu; giáo viên tiếng Anh: chứng chỉ B2 tiếng Anh và B1 ngoại ngữ khác theo khung tham chiếu châu Âu); nâng cao trình độ chính trị (tham gia các lớp trung cấp chính trị); đăng ký các danh hiệu thi đua các cấp; bồi dưỡng CBQL kế cận cho các giáo viên có năng lực và khả năng quản lý.
- Bồi dưỡng, chỉ dẫn cho giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ: Công tác bồi dưỡng, tập huấn, chỉ đạo, chỉ dẫn cho giáo viên, nhân viên trong quản lý HĐTCM ở trường THPT là việc làm thường xuyên, liên tục của ban giám hiệu. Đó là tổ chức các lớp tập huấn để quán triệt và thông hiểu các văn bản chỉ đạo về HĐTCM của các cấp (Bộ, Sở, tập huấn kỹ năng xây dựng kế hoạch, nội dung chuyên đề, tập huấn các chuyên đề về đổi mới sinh hoạt chun mơn trong trường THPT. Hình thức chỉ đạo có thể gián tiếp (qua văn bản, trang web của trường), có thể trực tiếp (tổ chức lớp tập huấn, hội họp, tổ chức buổi sinh hoạt mẫu, tham gia trực tuyến “trường học kết nối”).
- Lôi cuốn, tạo động lực làm việc cho đội ngũ: đây là một nhiệm vụ quan trọng của hiệu trưởng nhà trường nhằm động viên, khích lệ tinh thần làm việc của đội ngũ.
Trước hết, phải bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ về tầm quan trọng của
HĐTCM trong trường THPT. Vì có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của HĐTCM sẽ tạo tiền đề cho việc đổi mới quá trình dạy và học
trong nhà trường cũng như khơi gợi ý thức trách nhiệm của từng thành viên, cống hiến hết mình cho đơn vị mình đang cơng tác.
Thứ hai, phải đảm bảo các điều kiện về CSVC, trang thiết bị phục vụ
cho HĐTCM như phải có phịng hội họp tổ chun mơn riêng biệt; phịng học có bàn ghế đáp ứng được vị trí hợp lý của giáo viên khi dự giờ (khơng ngồi cuối lớp theo truyền thống), có tivi, màn hình, máy chiếu, âm thanh đáp ứng các yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học; phịng vi tính giáo viên có kết nối internet để truy cập trực tuyến; phòng giáo viên đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho giáo viên nghỉ ngơi sau các tiết dạy; phòng thiết bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học; phải khen thưởng kịp thời các thành tích đạt được của giáo viên và nhân viên tương xứng với công sức mọi người đã bỏ ra...
Cần tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng để tăng cường năng lực thực hiện và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo viên đứng lớp sử dụng tốt các thiết bị dạy học đã được trang bị; huy động các nguồn kinh phí tăng cường CSVC như: kho đựng thiết bị, phịng thí nghiệm, phịng học bộ mơn... để bảo quản và sử dụng thiết bị có hiệu quả.
Phát động phong trào giáo viên và học sinh làm đồ dùng dạy học, thường xuyên tổ chức thi sử dụng thiết bị dạy học và thi đồ dùng dạy học tự làm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng máy chiếu projector, bảng tương tác Activeboard trong dạy học; tăng cường công tác kiểm tra giám sát về tổ chức thực hiện các giờ dạy thực hành, sử dụng thiết bị dạy học, kịp thời xử lí các vướng mắc trong q trình triển khai thực hiện.
Thứ ba, phải quan tâm đến các điều kiện về tinh thần cho đội ngũ thầy
cô TTCM, giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng phải kịp thời động viên, khích lệ, khen thưởng đội ngũ, chia sẻ những khó khăn, giúp tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tạo động lực cho mọi người cùng nhau làm việc, hợp tác tốt trong công tác.
Chỉ đạo sử dụng diễn đàn mạng để trao đổi thông tin, thảo luận trong sinh hoạt TCM để phát huy khả năng giao tiếp qua môi trường mạng internet; sử dụng diễn đàn mạng để thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn; biết lưu trữ, chia sẻ dữ liệu qua mạng, nâng cao khả năng tìm kiếm dữ liệu xử lí thơng tin; có kỹ năng thích ứng với những thách thức và cơ hội của sự thay đổi công nghệ giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, phải tạo điều kiện cho đội ngũ TTCM, giáo viên học tập nâng
cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Khi xây dựng kế hoạch chiến lược và kế hoạch năm học, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và yêu cầu công tác trọng tâm của năm học, cũng như căn cứ vào HĐTCM, hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao trình độ chuyên môn (học sau đại học), nghiệp vụ (các lớp tập huấn, bồi dưỡng), tin học, ngoại ngữ, chính trị... Hiệu trưởng phải tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, phân cơng cơng việc hợp lý để họ vừa đảm bảo công tác giảng dạy vừa đảm bảo tham gia tốt các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Thứ năm, phải phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
trong việc xây dựng một ngôi trường văn hóa, xanh, sạch, đẹp, an tồn và một bầu khơng khí làm việc thân thiện, dễ chịu. Hiệu trưởng nhà trường cùng với các tổ chức đồn thể (Cơng đồn, Chi đoàn, Chi bộ) thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt giao lưu, tham quan dã ngoại, gặp gỡ thăm viếng khi đội ngũ ốm đau, hiếu hỉ, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống riêng. Có như vậy, cán bộ, giáo viên, nhân viên mới cảm thấy yêu mến và gắn bó với nhà trường, mới nỗ lực hồn thiện bản thân để hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện xuất sắc các kế hoạch đã đề ra.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi hiệu trưởng phải chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực HĐTCM, có
khả năng động viên, khích lệ đội ngũ. Đồng thời, cần phải có nguồn lực và quy trình kiểm tra, đánh giá đảm bảo cho cơng tác bồi dưỡng đạt kết quả cao.