trung học phổ thông
Người hiệu trưởng phải quan tâm đặc biệt đến đời sống, sức khỏe và sự trưởng thành nghề nghiệp của giáo viên, cố gắng đưa ra những nhận xét khen chê kịp thời đối với giáo viên nhằm khuyến khích cơng tác nhiệt tình của họ.
Xây dựng chế độ, chính sách động viên khuyến khích TTCM, giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, thống nhất các loại hồ sơ, sổ sách của tổ, của giáo viên.
Một yếu tố hạn chế HĐTCM là thiếu cơ sở vật chất. Để HĐTCM được tốt thì cần trang bị các phịng bộ mơn và tủ đựng hồ sơ từng tổ, trang bị đầy đủ các thiết bị, hoá chất cho phịng thí nghiệm, thực hành. Trang bị các thiết bị trình chiếu và khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học.
Để đảm bảo HĐTCM thì trong cơ chế quản lý cần giải quyết hợp lí các đề xuất, kiến nghị từ các tổ chuyên môn, quan tâm đến bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
Xây dựng bầu khơng khí tâm lí sư phạm lành mạnh, làm cho mọi người tin tưởng vào sự phát triển của nhà trường để đem hết nhiệt huyết cống hiến cho sự phát triển chung của đơn vị.
1.4. Lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông phổ thông
1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông trường trung học phổ thông
HĐTCM là hoạt động quan trọng nhất trong các nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng, hoạt động này có vai trị quyết định chất lượng dạy học của nhà trường. Quản lý HĐTCM là tác động có mục đích của chủ thể quản lý nhà trường đến hoạt động của TCM nhằm huy động tối đa các nguồn lực của giáo viên trong TCM thực hiện mục tiêu dạy học.
Quản lý HĐTCM đóng vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý của hiệu trưởng. Quản lý tốt HĐTCM không chỉ giúp nhà trường đánh giá đúng năng lực, trình độ của giáo viên, giúp giáo viên xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giảng dạy, mà còn là cơ sở để hiệu trưởng đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của tổ, nhóm chuyên môn, đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường, từ đó có kế hoạch điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT.
Chính tầm quan trọng như vậy mà HĐTCM cần được hiệu trưởng quản lý một cách bài bản, khoa học. Quản lý bài bản, khoa học là cần đảm bảo 2 vấn đề:
- Đảm bảo đầy đủ các chức năng quản lý của hiệu trưởng bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành và KT, ĐG.
- Quản lý đầy đủ các nội dung công việc liên quan đến HĐTCM.