Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 44 - 47)

HUYỆN ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐẮK NÔNG

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông

dục và giáo dục trung học phổ thông huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông

a. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, nằm trong vùng tọa độ từ 11o45 đến 12o50 vĩ độ bắc từ 107o12 đến 108o07 kinh độ đông. Trung tâm tỉnh Đắk Nông nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột với chiều dài 125km theo đường quốc lộ 14, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250km về phía Nam.

Phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh Đắk Nông giáp với địa phận tỉnh Đắk Lắk; phía Đơng và Đơng Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây tỉnh Đắk Nông giáp với Vương Quốc Campuchia với đường biên giới dài khoảng 120km, qua hai cửa khẩu là cửa khẩu Đăk Per thuộc huyện Đắk Mil và Bup'rang thuộc địa phận Tuy Đức.

Đắk R’lấp là huyện nằm về phía Tây Nam của tỉnh Đắk Nơng với diện tích tự nhiên 63.420 ha, dân số 80.851 người, mật độ dân số trung bình 128,4 người/km², có 25 dân tộc anh em cùng chung sống trên 11 đơn vị hành chính cấp xã. Huyện Đắk R’Lấp cách thị xã Gia Nghĩa 24km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230km theo quốc lộ 14. Phía Đơng Bắc giáp với thị xã Gia Nghĩa, Tây giáp với huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, Bắc giáp với huyện Tuy Đức.

Toàn huyện Đắk R’lấp là một phần của cao nguyên M’Nông, độ cao trung bình khoảng 600m đến 700m so với mặt nước biển. Huyện Đắk R' lấp thuộc thượng nguồn lưu vực sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam, có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn > 150, có sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Huyện Đắk R’lấp là cữa ngõ của Tây Nguyên, có tuyến quốc lộ 14A với chiều dài gần 40km chạy dọc theo địa bàn của huyện.

b. Kinh tế - xã hội

Cơ cấu kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp với các loại cây trồng chủ yếu là cà phê, tiêu, cao su, điều, chanh dây, sầu riêng, bơ,… Hiện nay, huyện đặc biệt chú trọng đến phát triển cơ cấu kinh tế dịch vụ và công nghiệp. Hiện tại công ty Nhôm Đắk Nông (TKV) đã tiến hành khai thác, chế biến và xuất khẩu Boxit Nhôm, Công ty luyện Nhôm Trần Hồng Quân đang bắt đầu đi vào hoạt động.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn ước đạt 9,9%. Tổng giá trị gia tăng ước đạt 5.310 tỷ đồng, đạt 110% so với Nghị quyết, trong đó: Nơng - Lâm - Ngư nghiệp ước đạt 1.590 tỷ đồng; Công nghiệp xây dựng ước đạt 2.560 tỷ đồng; Thương mại - Dịch vụ ước đạt 1.160 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 4,66%, giảm 1,64% so với năm 2019, trong đó: tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 14,09%, giảm 5,21% so với năm 2019. Hộ cận nghèo chiếm 2,6% giảm 0,2% so với năm 2019.

c. Văn hóa - giáo dục

Đắk Nơng có nền văn hóa cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều kho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ cịn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn.

Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hóa dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M'Nông, bộ chiêng đá được phát hiện tại Đắk R'lấp có niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn T’rưng, đàn K’lông pút, đàn nước, kèn, sáo... Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng.

Đắk R’lấp là huyện nhiều dân tộc sinh sống đan xen nhau, nếp sống, tâm lý xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số cũng có những nét đặc thù riêng, về nhận thức xã hội cũng cịn nhiều khác biệt, văn hóa và phong tục tập quán cũng có nhiều khác biệt, một số phong tục lạc hậu vẫn còn tồn tại như: ma chay, cưới xin, mê tín, dị đoan… cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên nhận thức về giáo dục cũng còn nhiều hạn chế, đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu quan tâm việc làm nương, làm rẫy để có cái ăn, cái mặc nên khơng quan tâm nhiều đến việc học tập và giáo dục.

Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền địa phương của huyện đặc biệt chú trọng quan tâm đầu tư công tác giáo dục, mạng lưới trường lớp các cấp bậc học trên địa bàn tỉnh, huyện tiếp tục được duy trì và phát triển theo hướng đa dạng và từng bước được xã hội hoá đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và nhân dân địa phương.

Những năm gần đây, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đắk R’lấp đã rất chú trọng việc phát triển mạng lưới và đa dạng hóa các loại hình trường lớp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, nâng cao hiệu suất đào tạo và chất lượng đội ngũ giáo viên.

Huyện Đắk R’lấp là huyện ít dân cư, địa bàn rộng, nên số học sinh của địa phương hàng năm biến động nhiều. Tổng số trường: 51 trường (công lập: 47, ngồi cơng lập: 04), trong đó:

- Mầm non: 15 trường (công lập: 12, ngồi cơng lập: 03) - Tiểu học: 18 trường (cơng lập: 17, ngồi công lập: 01) - THCS: 13 trường (cơng lập: 13, ngồi cơng lập: 00) - THPT: 05 trường (cơng lập: 5, ngồi cơng lập: 00)

Trong những năm gần đây, huyện Đắk R’lấp đã thực sự ổn định và thay đổi khá mạnh, đạt được nhiều thành tích trên các lĩnh vực. Chất lượng GD&ĐT ngày càng được nâng lên, CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học khơng ngừng đổi mới chuẩn hóa, hiện đại hóa, mạng Intenet đã được nối ở tất cả các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, THPT. Công tác huy động học sinh ở tất cả các cấp học đạt tỷ lệ cao, các hoạt động phong trào luôn được đẩy mạnh. Từ những nỗ lực đó, huyện Đắk R’lấp ln dẫn đầu về chất lượng giáo dục toàn diện trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)