2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Thực trạng hoạt động kênh tiêu thụ một số sản phẩm nông sả nở một số
nước trên thế giới
Xuất khẩu nông sản ra nước ngồi địi hỏi với số lượng lớn. Mặt khác chất lượng, mẫu mã nông sản phẩm phải đáp ứng được những điều kiện của nước nhập khẩu. Một số thị trường có những yêu cầu khắt khe đối với sản phẩm nhập khẩu như
Nhật Bản, EU, Mỹ…
Một quốc gia muốn có kim ngạch xuất khẩu ổn định thì phải xây dựng kế hoạch và chiến lược lâu dài cho những sản phẩm đó, nếu khơng dù có thị trường cũng bị đối thủ cạnh tranh đánh bật.
Thái Lan: Trong các quốc gia ASEAN, Thái Lan là nước có nền nơng
nghiệp mạnh nhất. Hiện nay Thái Lan đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, sản xuất và xuất khẩu cao su, đứng thứ ba về xuất khẩu đường. Ngoài ra Thái Lan còn là một trong những nước xuất khẩu trái cây nhiệt đới hàng đầu thế giới, đặc biệt là dứa, nhãn, xoài, sầu riêng, mãng cầu và vải. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới (cả tươi và chế biến) của Thái Lan đạt 48 tỷ baht. Thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Năm 2008, Thái Lan đề ra mục tiêu sẽ xuất khẩu 50 tỷ baht các loại trái cây nhiệt đới.
Mỹ; 22% EU; 11% ASEAN; 12% Các khu vực khác; 29% Nhật Bản; 14% Trung Quốc 12%
Biểu đồ 2.1: Các thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan
Ở Thái Lan, ngành trái cây phát triển mạnh và cơng tác tiếp thị và tìm kiếm thị trường cũng được tổ chức thường xuyên và bài bản. Nhờ được quảng bá rộng rãi qua các lần hội chợ, liên hoan và trên các phương tiện truyền thông đại chúng mô tả "trái cây Thái ngon nhất châu Á" nên lĩnh vực xuất khẩu trái cây cũng mỗi năm phát triển hơn. Một yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của các loại trái cây là sự tham gia của doanh nghiệp kinh doanh trái cây. Trong quan hệ thương mại về lĩnh vực rau
quả với Trung Quốc, Thái Lan luôn đạt thặng dư thương mại. Tính từ tháng 10/2003 đến tháng 02/2007, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Thái Lan sang thị trường Trung Quốc đạt 14,36 tỷ bạt trong khi đó kim ngạch nhập khẩu của Thái Lan đối với mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc đạt có 6,47 tỷ baht [41]. Hiện nay sản phẩm nơng nghiệp của Thái Lan cũng đang hiện diện ở các quốc gia trên toàn thế giới.
Brazil: xuất khẩu trái cây của Brazil đã tăng 26% trong vòng 1 thập kỷ qua.
Những nhân tố chính góp phần tạo nên thành quả này là việc tăng nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và muối khoáng” theo số liệu của FAO. Trong vòng 7 năm qua, cán cân thương mại của Brazil xét riêng cho nhóm hàng trái cây đã tăng từ mức 50 triệu USD năm 2000 lên mức 3 tỷ USD năm 2006. Những loại trái cây có mức tăng mạnh gồm chuối, quả có múi (cam, chanh và qt), xồi, đu đủ, nho và một số loại trái cây khác. Sở dĩ có kết quả như vậy là người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn khi mua sản phẩm, bên cạnh đó là giá cả hàng hóa ln có tính cạnh tranh, chất lượng dịch vụ và khối lượng hàng hóa ln đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng…được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm tăng xuất khẩu trái cây của Brazil [41].
Trung Quốc: Trung Quốc cũng là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu nơng
sản lớn. Tuy nhiên đây cũng là quốc gia mà hàng nông sản phẩm đang bị mất uy tín trên thị trường thế giới. Một ví dụ điển hình: Xuất khẩu rau củ quả của Trung Quốc vào Nhật Bản giảm mạnh: Rau nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 60% tổng lượng rau nhập khẩu từ các nước của Nhật Bản. Tuy nhiên, mặt hàng này đang có chiều hướng giảm ngày càng mạnh. Theo thống kê, trong nửa đầu năm 2007, lượng nhập khẩu các loại rau chủ yếu từ Trung Quốc vào Nhật Bản giảm 30% đến 50% so với cùng kỳ năm ngoái [40]. Bắt đầu từ năm 2003, với ưu thế giá rẻ, lượng rau sản xuất tại Trung Quốc nhập khẩu vào Nhật đã tăng rất mạnh. Tuy nhiên vào năm 2006, do phát hiện dư lượng hóa chất trong rau từ Trung Quốc vi phạm luật An toàn vệ sinh thực phẩm Nhật Bản nên Nhật Bản đã áp dụng qui chế chặt chẽ hơn. Đặc biệt là mặt hàng nấm đã từng có thời gian bị cấm nhập khẩu vào Nhật Bản. Từ sau thời điểm này, lượng nhập khẩu nhiều loại rau từ Trung Quốc bắt đầu giảm xuống.