Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn lồng hưng yên (Trang 48 - 50)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.3. Bài học kinh nghiệm

Qua một số ví dụ về kim ngạch xuất khâu của một số nước. Và những thành tựu đạt được về kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong những năm qua. Bên cạnh đó mặt hàng nơng sản Việt Nam cịn nhiều tồn tại:

Một là: 85% nông sản xuất khẩu phải mang thương hiệu nước ngoài nên đã

gây thiệt hại rất lớn.

- Chỉ riêng mặt hàng cà phê, Việt Nam đã bị thiệt hại khoảng 100 triệu USD mỗi năm do không bán trực tiếp được cho những công ty chế biến cà phê hàng đầu thế giới mà phải tiêu thụ qua trung gian...

- Mặt hàng hồ tiêu: Đơn cử, Ấn Độ là nước xuất khẩu tiêu có sản lượng 60 - 70 nghìn tấn/năm. Nhưng cũng chính ấn Độ lại là nước nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam (năm 2004 nhập hơn 10.000 tấn). Đơn giản là các công ty ấn Độ chỉ tạm nhập tiêu Việt Nam sau đó tái xuất với thương hiệu ấn Độ. Mặt khác, hồ tiêu Việt Nam khi vào thị trường EU hầu hết phải qua các cơng ty trung gian nước ngồi. Lý do là khâu chế biến của các doanh nghiệp Việt Nam quá yếu kém, chất lượng không

đảm bảo, tạp chất nhiều, độ ẩm thường cao hơn mức cho phép. Những nhà buôn lớn của thế giới đã mua tiêu Việt Nam với giá rẻ, sơ chế lại và xuất bán thu lợi nhuận cao. Chính vì vậy, dù Việt Nam có sản lượng tiêu xuất khẩu đang đứng đầu thế giới nhưng kỳ thực, thương hiệu hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa có mặt trên thị trường thế giới, giá hồ tiêu luôn thấp hơn so với hồ tiêu của nhiều nước khác.

- Trái cây Việt Nam, dù có rất nhiều tiềm năng để phát triển và xuất khẩu nhưng vẫn chưa chứng tỏ được gì, thậm chí cịn bị trái cây nước ngoài lấn lướt ngay trên "sân nhà". Hiện nay trái cây Việt Nam chất lượng thì kém, vừa khơng đồng đều về kích thước, hình dáng và... khơng an tồn nên nhiều khách hàng nước ngoài từ chối nhập mặt hàng này. Ngay ở thị trường Trung Quốc, nơi trước đây (năm 2001) chúng ta bán được 140 triệu USD thì đến nay chỉ còn khoảng 20 triệu USD.

Hai là: Hạn chế của việc tiêu thụ nơng sản hàng hóa qua hợp đồng.

- Sản lượng nơng sản hàng hóa tiêu thụ theo hợp đồng cịn q ít so với yêu

cầu và khả năng, kể cả tại các vùng sản xuất nơng sản hàng hóa tập trung.

- Tình trạng phá vỡ hợp đồng còn xảy ra khá nhiều đối với hầu hết các loại

nơng sản hàng hóa khi có biến động giá cả thị trường.

- Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa thực hiện khơng đều giữa các vùng,

các địa phương. Trong thực tế, mối liên kết kinh tế qua hợp đồng chủ yếu diễn ra ở các tỉnh phía Nam, với một số nông sản xuất khẩu chủ lực ở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như lúa gạo ở đồng bằng sơng Cửu Long, cà phê Tây Ngun, cịn các vùng khác, về cơ bản vẫn diễn ra tự phát thông qua thương lái, chủ nậu, chủ vựa, chợ nơng thơn nên khơng ổn định.

- Vẫn chưa hình thành mơ hình tiêu biểu về tiêu thụ hàng hóa qua hợp đồng

cho từng loại nông sản, từng vùng sản xuất nên chưa có cơ sở để tổng kết nhân rộng. Kết quả đạt được ở một số vùng và sản phẩm vẫn cịn mang nặng tính tự phát, quy mô nhỏ, không vững chắc.

* Nguyên nhân của tồn tại hạn chế:

- Sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường về: số lượng, chất lượng không cao và không đồng đều; thời gian cung ứng.

- Cung cầu sản phẩm không gặp nhau do thiếu thông tin, cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Phương tiện vận chuyển và bảo quản còn nhiều yếu kém.

- Do sản phẩm khơng thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu, chính trị, pháp luật, môi trường công nghệ.

- Định giá sản phẩm không hợp lý: quá cao hoặc quá thấp. - Hệ thống phân phối chưa phù hợp.

- Khuếch trương sản phẩm còn kém. Phương thức thanh tốn khơng linh hoạt...

* Giải pháp tác động

- Phát triển hệ thống phân phối, xây dựng được hình ảnh thương hiệu thơng qua việc quảng bá tốt hơn cho sản phẩm nông sản Việt Nam nhằm tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm.

- Nghiên cứu tìm hiểu thị trường, xác định dung lượng các thị trường, các giới hạn của thị trường và khả năng xâm nhập tối đa của hàng Việt Nam vào các thị trường đó

- Đối với những sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, có sức cạnh tranh khá, có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần xây dựng chiến lược sản phẩm trên các giác độ: giống, khối lượng, công nghệ, chế biến, nghiên cứu và tiếp cận các thị trường đầu ra.

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường hàng nông sản. Trong vấn đề này, Nhà nước phải đóng vai trị chủ đạo, tăng cường quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế song phương và đa phương làm cơ sở vững chắc mở cửa thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn lồng hưng yên (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)