3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, kinh tế - xã hội cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng Hưng n có nhiều lợi thế như: gần Thủ đơ Hà Nội, có hệ thống giao thơng thuận lợi, có lịch sử phát triển lâu đời, lực lượng lao động dồi dào. Đứng trước thời cơ và thách thức cũng như xu thế tất yếu của việc hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Hưng Yên đã vươn mình đứng lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ. Và được thể hiện trong bảng như sau:
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu Chỉ tiêu ĐVT 2000 2003 2004 2005 2006 triển BQ (%) Tốc độ phát Chỉ tiêu ĐVT 2000 2003 2004 2005 2006 triển BQ (%) Tốc độ phát 2000-2006 1. Diện tích đất tự nhiên Km2 923,1 923,1 923,1 923,1 924,5 100,03 2. Dân số trung bình Nghìn người 1.083,3 1.113,5 1.120,3 1.134,1 1.143,1 100,90 3. Lao động làm việc trong
các ngành kinh tế
Nghìn
người 538,60 559,26 570,99 580,91 632,77 102,72 4. Tổng sản phẩm quốc dân
theo giá hiện hành Tỷ đồng 4.156,5 5.994,3 7.012,5 8.238,6 9.829,5 115,43 5. Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 291,8 822,2 914,9 1.170,7 1.477,3 131,04
6. Chi ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 511,2 838,4 975,1 1.217,6 1.453,5 119,02
7. Cơ sở y tế Nhà nước Cơ sở 174 181 182 182 178 100,38
8. Mật độ dân số Nghìn
người/km2 1,171 1,195 1,211 1,226 1,236 100,90
9. Thu nhâp bình
quân/người/năm 1000 đ 3.836,9 5.383,3 6.259,5 7.264,4 8.599,0 114,40
(Nguồn: NGTK tỉnh Hưng Yên 2006)
Biểu đồ 3.3: Tỷ suất sinh, chết, tăng tự nhiên dân số
Từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, cơ sở hạ tầng yếu kém, mật độ dân số cao trung bình 1,2 nghìn người/ km2, song tỉnh Hưng n ln duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, bình quân tăng 15,43% theo giá thực tế. Đây là mức tăng trưởng cao trong khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Thu, chi ngân sách trên địa bàn đạt kết quả cao. Thu ngân sách vượt kế hoạch
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2000 2002 2004 2005 2006 Năm ‰
giao, năm sau cao hơn năm trước, năm 2005 đạt trên 1.170,3 tỉ đồng; năm 2006 là 1.477,7 tỉ đồng, đạt kế hoạch, tăng 26,3% so với năm 2005. Công tác quản lý thuế được đổi mới, thủ tục hành chính đơn giản, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, tăng tích lũy nội bộ. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách năm 2005 đạt 15,3%; năm 2006 là 18,3% [31]. Chi ngân sách từ năm 2000 – 2006 bình quân là 999 tỉ đồng/năm mức chi trung bình hàng năm tăng 19%/năm, trong đó chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế năm 2005 tăng gấp 2 lần so với năm 2000. Năm 2006 tổng chi ngân sách là 1.453 tỉ đồng, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách địa phương quản lý là 402,7 tỉ đồng, đạt kế hoạch. Hoạt động của hệ thống tín dụng, ngân hàng có tiến bộ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên địa bàn phát triển. Thu nhập bình quân trên đầu người từ năm 2000 – 2006 ngày càng tăng, trung bình tăng 14,4%/ năm.
Thành tựu kinh tế - xã hội năm 2007 đã để lại dấu ấn tốt đẹp trên đường đổi mới, đó là nhịp độ tăng trưởng cao về kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 368,4 triệu USD và tăng 42,3% so với 2006 [31].
Đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội như những năm qua, trước hết tỉnh quán triệt sâu sắc đường lối chính sách của Đảng, thực hiện nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của Chính phủ phù hợp với thực tiễn ở địa phương. Quán triệt quan điểm phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, lấy sản xuất công nghiệp làm bước đột phá.