3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH
Để tiến hành phân tích đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Nhãn Lồng Hưng Yên, hệ thống chỉ tiêu được lựa chọn như: Chi phí sản xuất,
chi phí lưu thơng, chi phí Marketing, lợi nhuận trên vốn,... của từng tác nhân thị trường tham gia vào kênh tiêu thụ sản phẩm Nhãn Lồng Hưng Yên.
Để trả lời có câu hỏi có bao nhiêu kênh tiêu thụ? Mỗi kênh tiêu thụ trong một thời gian nhất định là bao nhiêu sản phẩm? Sản phẩm cuối cùng của mỗi một kênh là gì? Hiệu quả của mỗi kênh ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng tốt hay xấu đến từng kênh tiêu thụ? Mỗi một tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ bị hạn chế, ách tắc chỗ nào? Cần có các chỉ tiêu sau:
Về sản xuất: Chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất định tính trong năm
- Chi phí trung gian (Phân, đạm, lân, kali, thuốc trừ sâu, thuê lao động...) - Khấu hao vườn cây
- Chi phí lao động (chăm sóc, thu hoạch)
Về chế biến: Chi phí mua sản phẩm đầu vào; chi phí chế biến (than, điện,
cơng sấy, cơng bóc); lợi nhuận trên lò sấy.
Về kênh tiêu thụ:
- Lượng sản phẩm Nhãn lồng Hưng Yên tiêu thụ từng kênh - Chi phí từng kênh
- Giá bán từng kênh
◘ Đối với nhãn ăn tươi qua kênh hàng phổ thông (từ người thu gom => chủ buôn => người bán lẻ => người tiêu dùng cuối cùng) gồm các chỉ tiêu sau như: Chi phí thu mua, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, chi phí thuê lao động, lợi nhuận bình quân thu được/kg hoặc lợi nhuận thu được trên đồng vốn bỏ ra cho vấn đề tiêu thụ; kết quả và hiệu quả của từng kênh.
◘ Đối với nhãn qua kênh hàng có thương hiệu của HTX Nhãn Lồng Hồng Nam và Hội Nhãn Lồng tỉnh Hưng Yên cần chỉ tiêu sau:
- Chi phí thu mua sản phẩm (cơng thu gom- phân loại- bó; bao bì nhãn mác; hao hụt) - Chi phí bán hàng (Chi phí thuê quầy hàng; chi phí in ấn bandrole- khẩu hiệu; cơng cho các xã viên; chi điện- điện thoại)
Bảng 3.5: Các yếu tố của SCP CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG (S) ĐIỀU HÀNH THỊ TRƯỜNG (C) THỰC HIỆN THỊ TRƯỜNG (P) - Loại hình thị trường. - Các thành viên, tổ chức trung gian.
- Loại kênh tiêu thụ.
- Tiêu chuẩn phân loại sản phẩm.
- Điều kiện cơ sở hạ tầng. - Điều kiện, các rào cản khi gia nhập và rút lui khỏi thị trường.
- Hoạt động mua vào. - Hoạt động bán ra - Vấn đề vận chuyển - Thông tin trên thị trường
- Vấn đề tồn trữ.
- Quan hệ tài chính tín dụng trong kinh doanh -Rủi ro trong kinh doanh
- Cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng - Hiệu quả trong cung cấp dịch vụ
+ Thời gian: Mùa vụ + Không gian: Nơi bán + Mẫu mã, chất lượng sản phẩm.
+ Giá cả, chi phí phân phối.
(Nguồn: Lưu Thanh Đức Hải- The Organization of the Liberalized Rice Market in Vietnam – University of Groningen, 2003)
Các nhà kinh doanh tổ chức hoạt động trong thị trường (Cấu trúc thị trường) thể hiện được sự giải quyết có hiệu quả về vấn đề họ đưa ra những quyết định (Điều hành thị trường) nhằm ảnh hưởng mức độ hiệu quả và thành công mà họ thực hiện được trong thị trường (Thực hiện thị trường). Thực vậy, trên thương trường nếu các nhà kinh doanh tìm cách để tác động đến sự hiệu quả và thành cơng thị trường thì họ cần phải làm thay đổi cấu trúc của mơ hình như đã nói.
Những thị trường có ít nhà cung cấp thì hoạt động kém hiệu quả hơn những nơi thị trường mà ở đó có nhiều nhà cung cấp sản phẩm và việc quá ít nhà cung cấp ở thị trường có thể dẫn đến kết quả giá cả trở nên cao hơn cho người tiêu dùng, cịn lợi nhuận khơng đáng kể cho người sản xuất. Vấn đề này ám chỉ rằng chính sách hiệu quả của một xã hội là thực hiện mọi thứ có thể nhằm bảo đảm có đủ nhà cung cấp tham gia hoạt động trong mỗi thị trường để thực hiện cạnh tranh hiệu quả chống lại đối thủ của nó.
Khi có số lượng đầy đủ các nhà sản xuất và tiêu thụ tham gia vào một thị trường (Cấu trúc thị trường) thì những nhà sản xuất và tiêu thụ riêng lẻ phải thực hiện phản hồi đến thị trường hoạt động nhiều hơn là có gắng để kiểm sốt nó (Điều hành thị trường). Kết quả là thị trường sẽ hiệu quả hơn với sự hài lịng của người tiêu dùng có thể chấp nhận với những mức giá cao, và lợi nhuận thì trở nên phù hợp hơn cho những nhà sản xuất và trung gian [45].