Thực trạng kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn lồng hưng yên (Trang 44 - 48)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.2. Thực trạng kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam

2.2.2.1. Quan điểm của Đảng ta về tiêu thụ sản phẩm và kênh tiêu thụ sản phẩm

Xuất khẩu hàng rau, quả và hoa tươi hiện là một trong những ngành hàng được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu nhằm phát huy lợi thế nơng nghiệp Việt Nam đã có những chính sách cụ thể để khuyến khích hoạt động xuất khẩu đối với ngành hàng này.

Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, thực hiện chính sách mở cửa, thị trường được hội nhập và phát triển theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Bên cạnh những thị trường đã có, rau, hoa quả Việt Nam đã xâm nhập nhiều thị trường mới. Tuy lĩnh vực tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu chưa đạt được kết quả mong muốn, nhưng bước đầu đã định hướng cho người sản xuất tập trung vào những hàng hố có ưu thế. Đặc biệt, xuất hiện nhiều cơng ty thuộc mọi thành phần kinh tế cùng tham gia xuất khẩu rau quả. Để mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả Nhà nước đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp.

- Theo cơng văn số 83/1998/TT/BTC ngày 26/8/1998 trong đó quy định các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rau quả được phép hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu. Điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả ra nhiều thị trường.

- Nghị định 57/1998/NĐ - CP ngày 01/09/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc các doanh nghiệp Việt Nam không phải xin giấy phép từ Bộ Thương mại để tiến hành các hoạt động xuất – nhập khẩu.

- Quyết định 02/2002/QĐ - BTM của Bộ Thương mại ngày 02/02/2002 ban hành cơ chế thưởng xuất khẩu.

- Quyết định 46/2001/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/04/2001 về quản lý xuất nhập khẩu nông sản.

- Thông tư 76/2001/TT – BTC của Bộ Tài chính ngày 25/09/2001 về quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.

- Quyết định số 65/2001/QĐ - BTC của Bộ Tài chính ngày 29/06/2001 về thưởng xuất khẩu cho 04 mặt hàng nông sản là gạo, cà phê, thịt lợn, rau quả hộp năm 2001.

- Thông tư số 62/2001/TT – BNN của Bộ Nông nghiệp ngày 05/06/2001 về việc thực hiện Quyết định 46/2001/QĐ - TTg cho những hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp.

- Thông tư số 86/2002/TT – BTC ngày 27/09/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu.

- Quyết định số 0271/2003/QĐ - BTM ngày 13/03/2003 của Bộ Thương mại ban hành Danh mục mặt hàng được hưởng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu năm 2003.

- Quyết định 266/2003/QĐ - TTg ngày 17/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tăng tính cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu.

- Quy chế thưởng xuất khẩu đối với phần kim ngạch xuất khẩu năm 2003 vượt so với năm 2002 áp dụng cho 13 mặt hàng và nhóm mặt hàng, trong đó có rau quả các loại được quy định tại quyết định số 1116/QĐ-BTM ngày 9/9/2003 .Trong số 13 nhóm hàng được thưởng thì rau quả là một trong 3 nhóm hàng có mức thưởng cao nhất - đến 1000đồng/USD tăng thêm. Hình thức này sẽ tạo điều kiện kích thích xuất khẩu rau quả trong thời gian tới [41].

- Quyết định 156/2006/QĐ - TTg ngày 30/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010.

Ngồi ra, Chính phủ ban hành Quyết định số 178, về hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về khuyến khích xuất khẩu, góp phần hỗ trợ về vốn cho những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những mặt hàng xuất khẩu, Chính phủ cho vay với lãi suất thấp hơn 0,2%/ tháng so với mức lãi suất cho vay xuất khẩu mà ngân hàng thương mại áp dụng.

2.2.2.2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam và một số địa phương

Sản phẩm nông nghiệp gắn liền với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. Do đó các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản cũng gắn liền với sản phẩm nơng nghiệp của vùng đó.

Với mỗi loại cây trồng chỉ thích ứng được với loại địa hình, khí hậu riêng do đó tạo lên lợi thế so sánh của vùng. Lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của mỗi vùng tạo ra sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp. Mặt khác đây là yếu tố quan trọng để lựa chọn phương hướng kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh và tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sản phẩm. Lợi thế của mỗi vùng tạo ra các đặc sản riêng của mỗi vùng như: Bưởi Diễn, Bưởi Đoan Hùng, Chè Thái Nguyên, Gạo Tám Nam Định, Nhãn Lồng Hưng Yên, Càfe Bn Ma Thuột…Chính nhờ những lợi thế so sánh này mà mỗi loại sản phẩm khác nhau thì có phương pháp tiêu thụ khác nhau. Còn đối với những sản phẩm phổ biến thì việc tiêu thụ nơng sản địi hỏi mỗi cơ sở kinh doanh có chiến lược kinh doanh khác nhau.

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nước ta thực sự bước vào thời kỳ đổi mới sau Đại hội VI của Đảng (năm 1986), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, đặc biệt sau Quyết định số 80/2002/TTg ngày 21-6-2002 (của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ nơng sản hàng hóa theo hợp đồng) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần tạo nên sự biến đổi sâu sắc của ngành nông nghiệp Việt Nam.

a) Thị trường xuất khẩu

Nông sản Việt Nam tăng trưởng mạnh. Hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực đều tăng mạnh cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu: gạo tăng 23%, cà phê tăng 33%, cao su tăng 31%, chè tăng 31%… Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 4 tỷ USD tăng 30% so với năm 2003.

Cà phê là nông sản hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vấn đề tiêu thụ cà phê theo hợp đồng có ý nghĩa quan trọng đối với hộ nông dân, các trang trại, các doanh nghiệp xuất khẩu. Vì vậy, sau khi có Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp thuộc Tổng cơng ty Cà phê Việt Nam đã xúc tiến triển khai ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với hộ nông dân. Từ năm 2003 - 2006, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua 45 - 50 nghìn tấn cà phê nhân/vụ. Ngồi Trung tâm Cà phê Đắc Lắc có thị trường sơi động, cịn ở các địa phương khác có quy mơ nhỏ hơn. ở Quảng Trị, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng đầu tư và tiêu thụ cà phê chè với 1.500 hộ, số vốn đầu tư ứng trước 7 tỉ đồng/năm. Ở Thanh Hóa, Cơng ty đã ký hợp

đồng đầu tư ứng trước vốn với hộ nông dân nhận bằng cây giống, các loại vật tư chủ yếu. Doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm cà phê, cao su sau thu hoạch với giá thỏa thuận từ đầu vụ. Ở Nghệ An, các doanh nghiệp đã ký 2.735 hợp đồng tiêu thụ cà phê quả với 2.735 hộ nông dân đạt sản lượng 4.200 tấn/vụ.

Ở nước ta những năm gần đây xuất khẩu rau quả có những bước tiến đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta trong 2004 là 178,8 triệu USD, năm 2005 là 235,5 triệu USD và 2006 tăng lên 259 triệu USD [41], năm tháng đầu năm 2008 đều tăng ổn định so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, kim ngạch xuất sang hầu hết các thị trường chủ lực đều tăng khá mạnh. 5 thị trường đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của nước ta trong 5 tháng đầu năm là Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Indonesia [42].

Theo dự báo của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO), nhu cầu hàng nơng sản tồn cầu sẽ ngày càng tăng lên do mức tăng trưởng kinh tế thế giới tăng 3,4 - 3,5%/năm, mức tăng dân số dự kiến là 1,2 - 1,3%/năm (2005-2010) nên nơng sản Việt Nam có nhiều cơ hội để gia tăng lượng hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu khơng kịp thời cải thiện tình trạng hiện nay, hiệu quả xuất khẩu nông sản, thu nhập của người nơng dân vẫn khó có thể nâng lên được.

b) Thị trường trong nước

Rau quả Việt Nam sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê (1998) thì mức tiêu thụ rau quả tươi của một người dân Việt Nam bình quân 71 kg/người/năm. Trong số đó, lượng rau tiêu thụ chiếm khoảng ¾ hay 54kg/người, lượng quả tiêu thụ khoảng 17kg/người/năm. Về mặt giá trị tiêu thụ rau quả chiếm khoảng 4% tổng chi tiêu bình quân của gia đình.

Mức tiêu thụ rau quả tươi cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng. Nếu như mức tiêu thụ rau quả tươi chỉ 31 kg/người/năm ở vùng núi phía Bắc thì tại 2 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh là 159 kg/người/năm, ở các vùng đơ thị nói chung là 105-159 kg/người/năm. Trong khi đó người dân ở nơng thơn chỉ tiêu thụ 31-99 kg/người/năm. Điều tra này cũng cho thấy, các hộ gia đình có mức thu nhập

cao hơn thì tiêu thụ nhiều rau quả hơn. Nhóm hộ giàu 134 kg/người/năm.[3]

Nếu tính theo lượng bình qn quả tươi trên đầu người là 51 kg/người/năm vào năm 2000. Nếu trừ đi lượng quả thất thoát sau thu hoạch và xuất khẩu thì bình quân đầu người là 30-34 kg/người/năm. Mặc dầu mức này gần gấp đôi số liệu điều tra nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của thế giới là 69kg/người/năm.

Sản lượng rau bình quân hiện nay trên đầu người là 78 kg/người/năm nếu trừ đi tổn thất sau thu hoạch và xuất khẩu còn khoảng 58 kg/người/năm.

Hiện nay có rất ít thông tin về tiêu thụ trong nước đối với rau quả chế biến. Tuy nhiên, quan sát trên thị trường bán lẻ tại các đơ thị lớn có thể thấy một số sản phẩm chế biến được tiêu dùng sử dụng như:

- Nước ép trái cây

- Các loại mứt và quả đóng hộp - Các loại quả khơ, quả tẩm đường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn lồng hưng yên (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)