Hạch toán phân bổ chi phí và lợi nhuận cho từng loại long

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn lồng hưng yên (Trang 93 - 97)

STT Chỉ tiêu ĐVT Long bạch Long xốy

- Thành phẩm long nhãn/mẻ/lị Kg 241 250

- Định mức kg nhãn tươi/kg nhãn CB Kg 8,3 8,0 - Khối lượng nhãn tươi đầu vào của 1 lò sấy Kg 2.000 2.000 - Giá mua đầu vào từ các hộ nông dân Đồng/kg 5.000 5.000

1 Tổng chi phí (1.1+1.2+1.3) Đồng 11.200.000 10.950.000

1.1 Chi phí mua SP đầu vào Đồng 10.000.000 10.000.000

1.2 Chi phí chế biến Đồng 1.000.000 850.000 - Than-điện Đồng 100.000 100.000 - Công sấy Đồng 200.000 150.000 - Cơng bóc Đồng 700.000 600.000 1.3 Chi khác Đồng 200.000 100.000 - Giá bán Đồng/kg 60.000 55.000 2 Tổng doanh thu Đồng 14.460.000 13.750.000 3 Lợi nhuận / lò đồng 3.260.000 2.800.000

(Nguồn: Điều tra tác nhân chế biến năm 2008)

4.2.2.5. Tiêu thụ sản phẩm qua kênh của HTX Nhãn lồng Hồng Nam

◘ Giới thiệu chung về HTX

HTX Nhãn Lồng Hồng Nam được thành lập năm 2006 ban đầu gồm 20 xã viên, sau đó có nhiều hộ khác xin gia nhập HTX đến năm 2007 là 42 xã viên với trên 5000 cây nhãn [27]. Đây là những nhà vườn có diện tích nhãn lớn và sản lượng ổn định, nhiệt tình và mong muốn tham gia vào một tổ chức của những người nông dân có cùng mục tiêu, đồng chí hướng...và tiến tới xây dựng một tổ chức chung của họ.

Tiêu chí lựa chọn Hộ thương mại trong HTX

Là hộ có thâm niên bn bán nhãn lâu năm (hộ ít nhất cũng có kinh nghiệm 10 năm trực tiếp bn nhãn với khu vực xã Hồng Nam). Các hộ này có sản lượng bn bán nhãn bình quân trên 10 tấn/vụ và có số lượng trên 5 nhà vườn cung cấp thường xuyên sản phẩm khi đến vụ thu hoạch (hợp đồng mua cả vườn cho cả vụ) Việc khảo sát các hộ này nhằm tìm hiểu khả năng tham gia liên kết trong ngành hàng, đặc biệt là khả năng việc hợp tác thu mua và phân phối sản phẩm cũng như tuân thủ các điều lệ, nội quy khi tham gia vào HTX.

◘ Mạng lưới đầu vào của HTX (kênh đầu vào)

HTX

Hộ xã viên Hộ bên

ngoài HTX

Sơ đồ 4.10: Kênh đầu vào của HTX

Đây là kênh nhãn có chỉ dẫn địa lý (hay xuất xứ) rõ ràng nhất của tỉnh Hưng Yên hiện nay. Theo báo cáo cuối vụ thu hoạch của HTX năm 2006 số lượng nhãn lấy từ nguồn của các xã viên chỉ (chiếm 15% tổng số lượng), lượng sản phẩm còn lại được tổ thương mại thu mua từ các hộ ngồi HTX sau đó sẽ tiến hành phân loại và chọn lọc sản phẩm đạt tiêu chuẩn để đóng thùng xốp bán theo kênh có thương hiệu. Nhưng sang đến năm 2007; 2008 lượng thu mua từ các hộ xã viên khoảng 95% số lượng tiêu thụ. Có thể do năm 2006 mới thành lập xong số thành viên HTX cịn ít và thu mua được tuyển chọn kỹ càng nên lượng thu mua chưa được nhiều, sang đến năm 2007 số thành viên này đã tăng gấp đôi và đều là các nhà vườn có kinh nghiệm và có diện tích lớn trong vùng.

Nhãn tham gia vào hệ thống kênh này được kiểm tra một cách kỹ lưỡng và phải đủ tiêu chuẩn sau:

• Quả to, mọng, đều: Sự chênh lệch cho phép “một 8 một 10”. Trọng lượng bình quân từ 1,2 kg quả trở lên trên dưới 100 quả.

• Mẫu mã: Mã quả vàng, sáng, khơng có quả nhãn bị đen nhám. Khơng có vân xanh trên vỏ quả và nhúm nhăm ở cuống quả

• Cùi giịn, ráo nước: Khi bóc quả khơng bị vỡ nước. • Độ đường cao (ăn ngọt) Hạt nhỏ. Mùi thơm

Đối với công tác thu mua và vận chuyển nhãn tại đầu vào: Căn cứ vào lượng

sản phẩm mà các chủ buôn đặt hàng, tổ thương mại thông báo cho HTX để HTX có kế hoạch phân cơng và chỉ dẫn tổ thương mại đi thu gom các sản phẩm tại các hộ xã viên. Việc thu gom sản phẩm phải đạt yêu cầu. Căn cứ vào đó, HTX sẽ có kế hoạch phân bố sản lượng và thông báo cho tổ thương mại danh sách các hộ để tiến hành

thu mua. Có 2 cách để tổ thương mại nắm bắt thông tin để thu mua nhãn:

(1) Cách 1: Các hộ khi có nhãn chín sẽ thông báo cho BQT HTX và BQT sẽ thông báo tới tổ thương mại.

(2) Cách 2: Tổ thương mại sẽ thông báo sản lượng thu hái trong ngày cho BQT HTX hay gọi điện trực tiếp cho các hộ xã viên để thông báo kế hoạch thu mua. Cụ thể về giá cả và sản lượng sẽ được 2 bên thảo luận và thống nhất với nhau.

Trong trường hợp các hộ xã viên khơng có đủ sản lượng nhãn cung cấp cho tổ thương mại thì tổ sẽ thơng báo cho BQT HTX để tiến hành thu mua sản phẩm của các hộ bên ngoài HTX với sự giám sát và kiểm tra về chất lượng của đại diện HTX (BQT hoặc BKS). BQT, BKS có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc đóng gói sản phẩm thương hiệu của tổ thương mại.

Có 3 phương thức đóng gói sản phẩm nhãn ăn tươi là:

(1) Đóng giỏ: Nhãn được đóng giỏ có trọng lượng 2 kg. Theo phương thức này,

nhãn chủ yếu dùng để giới thiệu và quảng bá nên sản lượng đóng khơng nhiều. Ưu điểm của phương thức đóng gói này là sản phẩm đẹp, hấp dẫn và bắt mắt, khách hàng có thể trực tiếp xem và đánh giá sản phẩm. Tuy vậy nhược điểm của phương pháp này là giá thành cao, vận chuyển khó khăn.

(2) Đóng thùng xốp: Nhãn được xếp chặt trong thùng xốp, có để kèm 20 túi lưới và

nhãn mác để cho quầy bán lẻ tự đóng gói khi khách hàng có yêu cầu. Ưu điểm của phương pháp này là sản phẩm được đóng gói nhanh, dễ vận chuyển, dễ kiểm tra. Các quầy bán hàng hoa quả tại Hà Nội cũng ưa thích kiểu đóng gói này hơn vì đối với nhãn Hương Chi là loại nhãn có chùm quả to, đẹp cũng có nhiều cách lựa chọn hơn khi bán sản phẩm cho khách hàng. Tuy vậy cách đóng gói này khó kiểm soát sản phẩm tại đầu ra khi các quầy bán cho khách hàng vì họ có thể bán sản phẩm khác lẫn lộn với nhãn của HTX. Ngồi ra việc quản lý bao bì nhãn mác cũng khó khăn hơn.

(3) Đóng túi lưới: Nhãn được túm thành từng bó có trọng lượng 1,5 kg, có dây thắt

nút cố định và được đóng trong túi lưới. Mỗi một túi nhãn có đựng kèm theo một nhãn mác để giới thiệu sản phẩm. Ưu điểm của phương thức đóng gói này là đẹp, gọn gàng, dễ vận chuyển và tránh hiện tượng rơi rụng, va đập, dễ quản lý về chất

lượng sản phẩm vì đây là sản phẩm cuối cùng khi bán cho khách hàng. Nhược điểm là rủi ro cao, khó đóng gói và tốn kém nguyên liệu.

Đối với sản phẩm nhãn chế biến: Các sản phẩm chế biến sẽ được bọc kín

bằng túi nilon, đóng thành từng gói có trọng lượng 0,5 và 1,0 kg. Sản phẩm có bao bì nhãn mác của HTX và đựng trong hộp nhựa trong suốt.

Nhãn bán trong hệ thống của HTX được đóng gói và có nhãn mác cụ thể nhằm phân biệt với các sản phẩm nhãn khác trên thị trường. Các hộ sản xuất tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhãn bán.

◘ Luồng sản phẩm đầu ra của HTX (kênh đầu ra của)

HTX

Quầy bán lẻ Siêu thị Metro Chợ đầu mối ngoại tỉnh

Công ty Phú Thái 60%

Sơ đồ 4.11: Kênh đầu ra của HTX

Sau khi thu mua sản phẩm của các xã viên theo phương thức mua đứt bán đoạn, sau đó nhãn được đóng gói đem đi tiêu thụ. Phương tiện để vận chuyển phải bằng ôtô:

Tiêu thụ qua quầy bán lẻ và chợ đầu mối: Nhãn được tập kết tại một điểm cố định và được xe ô tô vận chuyển lên Hà Nội (giá cước vận chuyển là 35.000 đồng/thùng xốp). Lên đến Hà Nội, nhãn được tập kết tại chợ đầu mối Long Biên tại khu vực tiêu thụ nhãn. Các đại lý tiêu thụ tại Hà Nội sẽ đến mua hàng từ 2-5 giờ sáng hàng ngày. Thông thường, các quầy hàng này chỉ nhận đủ số lượng nhãn để cân đối và đủ cho lượng tiêu thụ trong ngày. Họ cũng sẽ thông báo cho tổ thương mại để đặt hàng cho ngày hôm sau trong khoảng thời gian từ 2-4 giờ chiều. Tiêu thụ qua quầy bán lẻ, các chợ trên Hà Nội bán theo hình thức đóng thùng xốp chiếm 82%, đóng túi lưới là 12% và đóng giỏ là 6% tổng sản lượng [24].

Tiêu thụ nhãn qua công ty Phú Thái và Siêu thị Metro Hà Nội tất cả số lượng dưới hình thức ký kết hợp đồng từ trước là chủ yếu. Năm 2007 HTX ký kết hợp đồng với Siêu thị Metro là 5 tấn nhãn với đơn giá là 20.000 đồng/kg, sau đó siêu thị

này lại chuyển 1 phần đến các chi nhánh của Metro tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ. Tiêu thụ qua cơng ty Phú Thái (186 –Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội) năm 2006 ký kết hợp đồng tiêu thụ là 15 tấn nhãn tươi, nhưng q trình tiêu thụ khơng đạt được kết quả như mong muốn, phía cơng ty cho biết phản hồi từ phía khách hàng của họ là giá quá cao (giá HTX giao cho công ty là 26.000 đồng/kg- Phú Thái phân phối và bán tại các siêu thị thời điểm đó với giá là 30.000đ/kg). Chính vì thế sang đến năm 2007 HTX đã khơng giữ được kênh tiêu thụ này.

Theo lời của chú Thinh (chủ nhiệm HTX) cho hay: Sở dĩ HTX năm nay không ký được hợp đồng là do: giữa công ty và HTX không thống nhất được về giá cả cũng như trong phương thức giao hàng.

◘ Tình hình giá bán và chi phí Marketing của HTX

Giá bán nhãn được tính là giá thu mua của các hộ xã viên cộng với các chi phí vận chuyển, đóng gói và in bao bì sản phẩm. Giá nhãn mua cho các hộ xã viên là giá cao nhất của thị trường cùng thời điểm và giá mua khuyến khích tăng thêm là 1000-1.500đ/kg bảng sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn lồng hưng yên (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)