Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Diện tích Ha 1.502 1.615 2.384 2.304 2.495 3.257 3.280 3.436 Năng suất Tạ/ha 95 17,69 115,40 66,06 123,89 95,69 81,46 85,28 Sản lượng Tấn 12.529 2.600 23.230 12.795 32.361 26.631 24.293 26.127
(Nguồn : Sở NN và PTNT tỉnh Hưng Yên NGTK tỉnh Hưng Yên 2006)
Diện tích và sản lượng nhãn tỉnh Hưng Yên
- 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm - 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 Tấn ha
Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
Theo đó, năm 2007 diện tích nhãn trong tỉnh là khoảng 3.436 ha, con số này bao gồm cả diện tích vải với khoảng 500-600 ha. Có thể đây chỉ là diện tích Nhãn Lồng trồng tập trung mà chưa tính tới diện tích trồng bán tập trung quy đổi khoảng 2.500 ha.
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy diện tích nhãn hàng năm có xu hướng ngày càng tăng do: Từ năm 2000, chính quyền cho phép chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng nhãn đã tạo đà cho sự mở rộng diện tích cây nhãn trên khu vực đất được chuyển đổi (gồm đất bãi ven sông, đất ruộng lúa). Tại các xã chuyên canh nhãn ở Thị xã Hưng Yên như xã Quảng Châu, Hồng Nam có tới trên 80% đất nơng nghiệp được chuyển đổi sang trồng nhãn do đó diện tích cây nhãn trong tỉnh ngày một tăng (năm 2007 là 3500 ha tăng 2000 ha so với năm 2000). Hiện tại, diện tích nhãn của Hưng Yên tiếp tục được mở rộng. Các giống nhãn có chất lượng ngon, năng suất cao qua bình tuyển hàng năm được chú trọng phát triển nhằm thay thế những cây đã già cỗi và cải tạo các vườn nhãn tạp. Theo quy hoạch, đến năm 2010 diện tích ăn quả trong tỉnh khoảng 10.000 ha trong đó nhãn là cây ăn quả đặc sản truyền thống sẽ chiếm diện tích là 6.500 ha (cả tập trung và bán tập trung). Diện tích nhãn được mở rộng bằng cách chuyển các vùng thấp trũng trồng lúa không hiệu quả sang trồng nhãn, cải tạo vườn tạp và phát triển mới trên các vùng đất bãi sông Hồng. Tỉnh phấn đấu đưa diện tích nhãn trồng tập trung lên 4.000 ha, tăng hơn 1.000 ha so với diện tích hiện nay. Vùng nhãn sẽ được phát triển ra các huyện ven sông Hồng, như Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động,...
Năng suất: Nhãn là cây trồng mà yếu tố năng suất phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện thời tiết khí hậu. Lý do là nhãn ra hoa vào tháng 2, tháng 3 hay bị gặp mưa phùn nên khó thụ phấn còn khi quả nhãn phát triển và sắp cho thu hoạch thì hay có mưa to và nắng nên vỏ quả và cùi phát triển không đồng nhất dễ dẫn tới hiện tượng nứt vỏ quả làm giảm năng suất. Ngoài ra các giống nhãn khác nhau cho năng suất cũng khác nhau.
Sản lượng : Vì phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố thời tiết nên sản lượng nhãn
mùa nhất từ trước tới nay với sản lượng đạt 32.361 tấn. Trong hơn 3000 ha được trồng tập trung, sản lượng hàng năm đạt khoảng 20-30 nghìn tấn, trong đó 60% bán quả tươi cịn lại chế biến long nhãn.
4.1.2. Phân vùng sản xuất nhãn
Nhãn là cây trồng khơng kén đất (có thể trồng trên nhiều loại đất : đất phù sa, đất sét, đất cát ven biển, đất gò đồi ở trung du miền núi,...) với độ pH thích hợp là 5- 6,5. Cây nhãn rất thích hợp trên đất phù sa nhiều mầu, ẩm, mát, khơng bị ngập nước, đây là điều kiện thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây nhãn. Tại Hưng Yên cây nhãn có cách đây vài trăm năm, nhưng số lượng cây nhãn trồng vẫn cịn ít. Diện tích trồng nhãn ngày càng phát triển nhân rộng theo thời gian và đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Hưng n coi đó là sản vật vơ giá cần được bảo tồn. Đặc biệt diện tích nhãn đặc sản được bảo tồn và phát triển từ khi tái lập tỉnh (01.01.1997), tỉnh Hưng Yên đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển cây nhãn đặc sản thông qua các dự án bảo tồn và phát triển các giống nhãn quý. Năm 2002, UBND tỉnh Hưng Yên có quyết định phê duyệt dự án: “Đầu tư phát triển giống cây ăn quả tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2002 - 2005” trong đó chủ yếu là sản xuất giống nhãn. Cũng trong năm 2002, tỉnh Hưng Yên tiếp tục phê duyệt dự án: “Phát triển nông nghiệp - nông thôn giai đoạn 2002 – 2010”, trong đó nhãn đặc sản là cây chủ lực. Tháng 4.2007, UBND tỉnh Hưng Yên tiếp tục phê duyệt đề án: “Xây dựng và phát triển vùng sản xuất nhãn hàng hoá tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007 - 2015” với mức kinh phí trên 9,5 tỷ đồng. Mục đích của đề án là phát triển vùng sản xuất chuyên canh nhãn hàng hố có quy mơ tập trung, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ trồng - chăm sóc – thu hái nhằm bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm, đã góp phần giữ vững và phát triển nhãn hiệu “Nhãn Lồng Hưng Yên”.
Mặc dù cây nhãn được trồng rải rác khắp các huyện trong tỉnh, nhưng diện tích trồng tập trung và chất lượng ngon thì chỉ tập trung ở một số huyện như bản đồ phân vùng. Ta có thể tạm phân làm 3 vùng chính : vùng nhãn gốc, vùng nhãn vành đai và vùng ít trồng nhãn.
Thị xã Hưng Yên được coi là vùng nhãn gốc khơng những có những cây nhãn niên đại từ 100-300 năm tuổi như: cây Nhãn Lồng đường phèn Xích Đằng, cây Nhãn Lồng điếc Nguyệt Hồ và Mậu Dương, mà cịn chất lượng ngon nhất và đây diện tích nhãn nơi đây còn lớn nhất. Chỉ tính riêng xã Hồng Nam (Thị xã Hưng Yên) có khoảng 150 ha nhãn đặc sản, trong đó phần lớn là diện tích chuyển đổi từ đất hai lúa, chỉ 1/4 trong số đó là đất vườn và sản lượng ước tính 1000-1500 tấn. Xã Hồng Nam cịn có thể coi là đất tổ của Nhãn Lồng, nơi đây vẫn cịn chục cây trên 100 tuổi.
Ngồi Thị xã Hưng Yên ra, vùng nhãn vành đai như huyện Kim Động, Khối Châu, Tiên Lữ cũng có các giống nhãn chất lượng rất ngon nhưng diện tích khơng
PHÂN VÙNG NHÃN TỈNH HƯNG YÊN Vùng nhãn gốc Vùng nhãn vành đai Vùng ít trồng nhãn TX Hưng Yên H. Kim Động H. Phù Cừ H. Văn Lâm H. Yên Mỹ H. Ân Thi H. Khoái Châu H. Tiên Lữ H. Văn Giang H. Mỹ Hào
lớn. Vùng nhãn này cũng có một giống nhãn được nhiều người biết đến quả to là nhãn muộn Hàm Tử (Khối Châu).
4.1.3. Tình hình chung về tiêu thụ sản phẩm Nhãn Lồng Hưng Yên
Hàng năm lượng nhãn của Hưng Yên tiêu thụ ước đạt 25-30.000 tấn/năm trong khoảng thời gian từ 35 đến 50 ngày của vụ thu hoạch. Doanh thu trung bình 150-300 tỷ đồng, chiếm 12-13% thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và phần lớn được tiêu thụ tại các tỉnh và thành phố lớn trong khu vực: Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh,…lượng nhãn tiêu dùng tại điạ phương chỉ chiếm một số lượng nhỏ. Trong đó 60% lượng tiêu thụ nhãn tươi dùng làm quà, còn lại khoảng 40% sản phẩm nhãn quả được chế biến làm Long nhãn với thị trường chính là xuất khẩu sang Trung Quốc.
v Về cơ cấu và sản lượng theo giống được phân chia như sau
Chủng loại nhãn ngon (nhãn đường phèn, nhãn Hương Chi) đạt 6500- 7500 tấn chiếm khoảng 30-35% sản lượng. Loại này chủ yếu được bán thông qua các hợp đồng tiêu thụ phục vụ các nhà hàng, khách sạn, siêu thị các cơ quan,chính quyền...hay tiêu thụ trực tiếp tới người tiêu dùng địa phương. Giá bán bình quân khá cao từ 18.000-22.000đ/kg.
5%
40%
30% 25%
Nhãn cùi Nhãn Hương chi
Nhãn nước, nhãn thóc Nhãn đường phèn
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu sản lượng nhãn của tỉnh Hưng yên theo giống
Đối với nhãn chất lượng khá (chủ yếu là nhãn Cùi, nhãn Hương Chi không được trăm sóc tốt) chủng loại này đạt khoảng 7.000 tấn chiếm khoảng 30% sản lượng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại Hưng Yên và các tỉnh thành phố lân cận như Hải Dương, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng…Việc tiêu thụ hầu hết do thương lái đảm trách, một phần nhỏ do các nhà vườn trực tiếp tiêu thụ. Giá
bán trung bình từ 10.000-14.000 đồng/kg.
Đối với nhãn có chất lượng thấp hơn (gồm chủ yếu là nhãn nước, nhãn thóc phân bố đều trong tỉnh). Sản lượng ước đạt trên 10.000 tấn chiếm trên 40% tổng số. Loại nhãn này được dùng để chế biến (làm long nhãn). Giá bình quân đạt từ 4.000- 6.000 đồng/kg.
4.2. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ KÊNH TIÊU THỤ NHÃN LỒNG HƯNG YÊN
Hưng Yên là một tỉnh có đặc sản Nhãn Lồng nổi tiếng. Hàng năm, sản lượng tiêu thụ đạt khoảng 25.000 tấn quả nhãn tươi. Hiện nay, nhãn được tiêu thụ cho người tiêu dùng ăn quả, đóng hộp hoặc chế biến thành long nhãn.
Căn cứ vào nguồn số liệu điều thu thập được chúng tôi tiến hành xử lý, tổng hợp, nghiên cứu phân tích để xác định hiện trạng, phát hiện hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm Nhãn Lồng Hưng Yên.
4.2.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm Nhãn Lồng Hưng Yên
Theo kết quả điều tra trực tiếp từ các tác nhân thị trường và từ nguồn của Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên cho ta thấy: các tác nhân tham gia vào hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm này gồm: Hộ sản xuất (hộ trồng nhãn), HTX, thu gom địa phương, chủ bn ngồi tỉnh, người bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng.
Qua sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn tỉnh Hưng Yên, sản phẩm từ hộ trồng nhãn đi vào thị trường không chỉ qua một luồng mà đi qua nhiều luồng với nhiều tác nhân trung gian. Các tác nhân này cùng tham gia chiếm lĩnh thị phần trên thị trường tiêu thụ sản phẩm Nhãn Lồng. Nhãn là loại quả vừa dùng để ăn tươi vừa có thể đem chế biến thành long nhãn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Qua kết quả nghiên cứu nhãn trong tỉnh có kênh tiêu thụ cụ thể qua sơ đồ 4.1. Trong đó, kênh tiêu thụ 1 là kênh tiêu thụ nhãn ăn tươi chiếm 60% sản lượng nhãn toàn tỉnh. Kênh tiêu thụ 2 là kênh tiêu thụ nhãn dùng cho chế biến, kênh này chiếm 40% sản lượng nhãn của tỉnh.
Hộ trồng nhãn (vùng nhãn gốc) HTX Hồng Nam Công Ty Siêu thị; chợ Thu gom địa phương Chủ buôn địa phương Chủ buôn ngoại tỉnh
Bán buôn chợ đầu mối trong và ngoại tỉnh Người tiêu dùng địa phương Người tiêu dùng ngoại tỉnh Người bán lẻ Hộ trồng nhãn (vùng nhãn vành đai) Thu gom địa phương Chủ buôn địa phương
Thu gom/Chủ buôn Chế biến long nhãn Chủ buôn ngoại tỉnh Xuất khẩu Trung Quốc đi Người bán lẻ Người tiêu dùng 40% 4% 30% 5%
Kênh tiêu thụ 2 chiếm 40%
Kênh tiêu thụ 1 chiếm 60%
11% 10%
Chủ buôn long
Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ Nhãn Lồng tỉnh Hưng Yên
4.2.1.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm Nhãn Lồng ăn tươi
Qua sơ đồ 4.2. Kênh tiêu thụ nhãn tỉnh Hưng Yên, trong đó kênh tiêu thụ 1 là kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn ăn tươi chiếm 60% tổng lượng nhãn trong tỉnh. Tại kênh này có 3 luồng tiêu thụ sản phẩm:
Thứ nhất : Tiêu thụ trực tiếp từ hộ sản xuất đến người tiêu dùng (còn gọi là
kênh trực tiếp hay kênh không cấp) kênh này chiếm khoảng 41,6% tổng sản lượng nhãn ăn tươi hàng năm (trong đó có khoảng 23,3% đến người tiêu dùng địa phương và khoảng 18,3% đến người tiêu dùng ngoài tỉnh) mà hầu hết là nhãn ngon, nhãn loại 1. (Nhãn Lồng, nhãn Hương Chi...). Việc mua bán diễn ra tại nhà người trồng nhãn. Người tiêu dùng là người dân địa phương hay người mua từ các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...) mua nhãn thông qua các hợp đồng đặt hàng tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn, công Sở nhà nước... Họ là những khách quen, đã biết tiếng tăm và chất lượng nhãn của nhà vườn. Mặc dù tiêu thụ tại chỗ nhưng giá cả lại khá cao và ổn định khoảng từ 18.000 - 22.000 đồng/kg.
Hộ trồng nhãn HTX Hồng Nam Công Ty Siêu thị; chợ Thu gom địa phương Chủ buôn địa phương Chủ buôn ngoại tỉnh
Bán buôn chợ đầu mối trong và ngoại tỉnh Người tiêu dùng địa phương Người tiêu dùng ngoại tỉnh Người bán lẻ 8,4% 50% 23,3% 18,3%
Sơ đồ 4.2: Kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn ăn tươi
Thứ hai: Tiêu thụ thông qua thương lái và các hộ thu gom chiếm khoảng 50%
tổng sản lượng nhãn ăn tươi hàng năm. Sản phẩm tại kênh này hầu hết là nhãn loại II có chất lượng khá, đối tượng tiêu thụ là khách qua đường, người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận (nhãn bán trên Quốc lộ 5). Giá tiêu thụ bình quân vào khoảng 10.000-12.000 đồng/kg
Thứ ba: Tiêu thụ qua hệ thống của HTX Nhãn Lồng Hồng Nam. Đây là kênh
hàng có thương hiệu đảm bảo về chất lượng, mẫu mã,... Sản phẩm qua hệ thống kênh này đều được Ban kiểm sốt của HTX kiểm tra rồi đóng gói, gắn tem mác cho sản phẩm. Khi sản phẩm được hoàn chỉnh sẽ đem đi tiêu thụ. Sản phẩm Nhãn Lồng Hưng Yên tiêu thụ qua hệ thống này chủ yếu là công ty, siêu thị Metro và các chợ đầu mối dưới dạng hợp đồng là chính, nhưng tỷ lệ tiêu thụ vẫn còn nhỏ chưa được 8,4% tổng sản lượng nhãn ngon vùng nhãn gốc. Do HTX mới được thành lập năm 2006 nên kinh nghiệm tổ chức kênh tiêu thụ còn hạn chế, nhưng đây sẽ là một kênh hàng đầy tiềm năng trong tương lai, để khuếch trương sản phẩm Nhãn Lồng Hưng Yên – Hương vị tiến vua ngày một vang xa. Năm 2007 HTX mới bắt đầu ký được hợp đồng tiêu thụ với Metro là 5 tấn quả tươi và trên 200 lít mật ong, long nhãn.
Năm 2006 HTX có ký hợp đồng với Công Ty TNHH Phú Thái (đây là công ty chuyên phân phối hàng nông sản phẩm) tiêu thụ 15 tấn quả tươi/tháng với giá 20.000 đồng/kg với nhãn Hương Chi, nhưng kết quả không được như mong muốn của cả hai bên. Chính vì vậy đến năm 2007 HTX mất mối hàng với công ty này. Theo lời kể của chủ nhiệm HTX nguyên nhân là do giá cả hơi cao. Công ty yêu cầu khắt khe trong cách thức bán hàng và sự đồng đều của sản phẩm. Nhưng đến năm nay HTX đã có kế hoạch cụ thể chủ động tìm kiếm thị trường.
4.2.1.2. Kênh tiêu thụ nhãn chế biến
Qua sơ đồ trên kênh tiêu thụ 2 là kênh tiêu thụ nhãn chế biến: Chiếm tới 40% sản lượng nhãn hàng năm. Sản phẩm cho kênh này chủ yếu là các giống nhãn cùi, nhãn thóc, nhãn nước hay nhãn loại (nhãn ngon loại ra) để chế biến long nhãn. Sản phẩm được tiêu thụ bởi thương lái và các hộ thu gom với khối lượng lớn.
Chế biến long + Buôn long Nông dân
(người sản xuất) Thu gom
Tiêu dùng nội địa Xuất khẩu 80%
20%
Sơ đồ 4.3: Kênh tiêu thụ nhãn chế biến
Từ thị trường nhãn Hưng Yên, long nhãn được tiêu thụ phần lớn sang Trung Quốc, Hồng Kông thông qua cửa khẩu Đồng Đăng chiếm 80% lượng nhãn chế biến, còn lại cho tiêu dùng nội địa. Lượng tiêu thụ lớn nhất vào tháng 7 tháng 8 hàng năm và kéo dài đến cuối năm. Vào dịp giáp tết các cơ sở chế biến tiêu thụ trung bình 1 tấn long trên ngày. Đặc điểm của kênh này là:
Các chủ buôn lớn tại địa phương thu mua nhãn qua sơ chế của tất cả các hộ nông dân chế biến trong tỉnh và các tỉnh có sản lượng nhãn lớn thuộc các tỉnh Miền Núi phía Tây Bắc sau đó các chủ bn đóng gói rồi mới đem đi tiêu thụ. Đây là hình thức tiêu thụ chủ yếu ở Hưng Yên hiện nay.
Chủ bn nhãn chế biến đóng vai trị quan trọng trong kênh tiêu thụ sản phẩm này. Chính họ là người quyết định giá mua, thời điểm mua và khối lượng mua sau đó vận chuyển đến Lạng Sơn để thỏa thuận.
4.2.2. Hoạt động của các tác nhân trong kênh tiêu thụ
4.2.2.1. Tiêu thụ sản phẩm của người trồng nhãn
Tỉnh Hưng n có diện tích nhãn lớn nhưng không phải tất cả các huyện đều như vậy. Như đã nói ở phần trên, cây nhãn tập trung nhiều ở Thị xã Hưng Yên, một