NHÃN ĂN TƯƠI NHÃN CHẾ BIẾN LONG
STT Chỉ tiêu (đ/kg) ĐVT STT Chỉ tiêu (đ/kg) ĐVT
5 Người bán lẻ 5 Người bán lẻ
5.1 Giá mua sản phẩm 15.200 5.1 Giá mua sản phẩm 105.000 5.2 Chi phí vận chuyển 270 5.2 Chi phí vận chuyển 2.780 5.3 Chi phí bao bì 80 5.3 Chi phí bao bì x 5.4 Chi phí hoạt động khác 150 5.4 Chi phí hoạt động khác 2.380 5.5 Giá bán sản phẩm 18.500 5.5 Giá bán sản phẩm 145.160
5.6 Lợi nhuận 2.800 5.6 Lợi nhuận 35.000
(Nguồn: Điều tra tác nhân bán lẻ ngồi tỉnh năm 2008)
Do quy mơ của tác nhân bán lẻ nhỏ, nên lợi nhuận thu được của họ khá cao sau khi trừ đi các khoản chi phí lợi nhuận thu được với nhãn ăn tươi là 2.800 đồng/kg. Nhãn chế biến là 35.000 đồng/kg.
4.2.2.4. Tiêu thụ sản phẩm của người chế biến
Người chế biến là nhóm tác nhân đã hình thành từ lâu ở tỉnh Hưng Yên với các hoạt động chế biến theo phương pháp sấy thủ cơng truyền thống là chủ yếu, chỉ một số ít sử dụng phương pháp sấy lò hơi cải tiến. Sản phẩm long chế biến hiện nay của Hưng Yên đang được tiêu thụ trên thị trường là: long bạch, long tệp và long xốy. Trong đó, long xốy là loại sản phẩm đang được ưa chuộng ở thị trường trong
nước cũng như nước ngồi vì nhãn dùng để chế biến chủ yếu là giống nhãn cùi, long tệp là loại long mang tính chất tận dụng từ các quả nhãn tươi đã bị vỡ nứt, long bạch nhãn dùng để chế biến chủ yếu là nhãn nước.
Nghề làm long nhãn có ở nhiều nơi trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu là ở Thị xã Hưng Yên với 2 xã chính đó là: Xã Hồng Nam và xã Phương Chiểu (là xã thuộc huyện Tiên Lữ trước đây)
Hồng Nam có gần 180 hộ sản xuất long nhãn. Thời vụ thu hoạch nhãn
thường kéo dài từ 45 đến 50 ngày, đây là thời kỳ bận rộn nhất của nghề làm long nhãn. Thời điểm này, Hồng Nam thu hút khoảng 1.200 lao động, phần đông là người làng, song cũng có người ở các xã lân cận, có cả bà con ở Thị xã Hưng Yên. Sản lượng long nhãn thành phẩm mỗi năm đạt khoảng 200 tấn, doanh thu bán long nhãn của Hồng Nam mỗi năm đạt hơn 12 tỷ đồng, thu nhập của người làm công đạt 400- 500.000 đồng/tháng.
Phương Chiểu nổi tiếng hơn với nghề chế biến long nhãn với khoảng 400 lị
sấy có tổng cơng suất sấy từ 70-100 tấn nhãn tươi/ngày. Mặc dù có quy mơ chế biến nhãn đứng đầu trong tỉnh (thậm chí là đứng đầu cả nước về chế biến long nhãn) nhưng hầu hết là các lò sấy thủ cơng có cơng suất nhỏ (cơng suất sấy nhỏ nhất cũng khoảng từ 2 tạ/ngày trở lên. Lò lớn nhất có thể đạt đến 15 tạ/ngày). Tới mùa sấy nhãn, lượng nhân cơng làm th (bóc nhãn) tại các xã lân cận có thể đạt tới 4000- 5000 người/ngày (tương đương dân số của xã) tạo ra khơng khí làm việc như một làng nghề truyền thống về chế biến nông sản.
◘ Kênh sản phẩm đầu vào của người chế biến
Thu gom địa phương Thu gom ngoại tỉnh 80% 20%
Chế biến long (chủ lò sấy)
Các chủ lò sấy thường mua nhãn trực tiếp của một số thu gom trong và ngoài địa phương mang tới tận nhà hoặc mua qua chợ Dầu. Họ có hệ thống cung ứng thường xuyên, tuy nhiên có những thời điểm thị trường nhãn khan hiếm thì họ phải trực tiếp đi mua. Ngoài nhãn trong tỉnh, họ còn thu mua nhãn của tỉnh khác về chế biến.
Nhãn tươi chế biến tại đây chủ yếu mua từ các nguồn ngoài tỉnh (chiếm tới 80% sản lượng nhãn chế biến), nguồn nhãn chế biến này không chỉ chế biến tại Hưng Yên mà còn tổ chức thu mua và xây lò sấy để chế biến tại các tỉnh như: Mộc Châu, Sơn La và ở Phía Nam sau đó vận chuyển về cho các chủ lò sấy lớn tại Hưng Yên để họ sơ chế lại rồi đóng hộp đem tiêu thụ.
◘ Kênh sản phẩm đầu ra của người chế biến
Chế biến long nhãn Nông dân
(người sản xuất) Thu gom
Chủ buôn
ngoại tỉnh Người bán lẻ Người tiêu dùng Chủ buôn
Trung Quốc 80%
20%
Chủ buôn long
Sơ đồ 4.9: Tỷ lệ và kênh đầu ra của người chế biến
Kênh tiêu thụ long nhãn của Hưng Yên được thực hiện chủ yếu qua hai kênh chính theo sơ đồ:
Kênh 1: Nơng dân => thu gom => Chế biến long nhãn (Chủ lò sấy) => chủ bn ngồi tỉnh => người bán lẻ => người tiêu dùng
Kênh tiêu thụ nội địa này chiếm khoảng 20% (trong đó 15% thị trường Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM; 5% thị trường các tỉnh khác) chủ yếu là nguồn nhãn được thu mua trong tỉnh về chế biến, sau đó tiêu thụ vì chất lượng nhãn thu mua trong tỉnh ngon và thơm hơn nhãn rừng.
Kênh 2: Nông dân => thu gom => Chế biến long nhãn (Chủ lò sấy) => Chủ buôn long => Chủ buôn Trung Quốc
Kênh tiêu thụ này chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông thông qua cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn chiếm 80% lượng nhãn chế biến.
◘ Đặc điểm quy mô hoạt động của người chế biến
Quy mô vốn để sấy long tương đối lớn. Do vậy, lượng vốn cho kinh doanh cũng rất cao trung bình là 65 triệu đồng. Mà sản phẩm sấy ra chưa tiêu thụ kịp thời, một thời vụ sấy long thường kéo dài từ 1,5- 2 tháng, cho nên vốn bị tồn đọng khá lâu, vòng quay của đồng vốn thấp. Các chủ lò sấy thường phải vay ngân hàng với lãi suất khá cao từ 1,1% - 1,5% tháng với năm 2007, năm 2008 lãi suất là 1,8%/tháng đôi khi cịn khơng vay được.