Ngày tháng Giá mua vào (đồng/ kg) Giá bán ra (đồng/ kg)
20/7 – 30/7 30/7 – 30/8 30/8 – 10/9 23.000 – 25.000 15.000 – 18.000 20.000 29.000 – 30.000 21.000 – 25.000 26.000
(Nguồn: HTX Nhãn Lồng Hồng Nam năm 2006) Ghi chú: Giá bán ra ở đây đã đóng gói hồn thiện gồm: Hàng đóng thùng xốp,
đóng túi lưới và đóng giỏ.
Qua bảng tổng kết hoạt động của HTX ta thấy đầu vụ giá nhãn giao động từ 23-25.000 đồng và kéo dài được 10 ngày, sau đó giảm dần. Đến giữa vụ giảm xuống chỉ còn 15-18.000 đồng và bắt đầu tăng dần lên ở cuối vụ. Do đó cần áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để rải vụ tăng sản lượng trà sớm và trà muộn.
Do vậy, để có chất lượng hàng hóa tốt sản lượng và giá cả ổn định, được người tiêu dùng chấp nhận. Cần phải quy hoạch vùng và áp dụng các tiến bộ KHCN tiên tiến vào trồng mới, thâm canh, chăm sóc, sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng,
bảo quản chế biến sau khi thu hoạch,...
4.2.4.2. Công nghệ
Yếu tố công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hàng hóa cũng như hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm Nhãn Lồng Hưng Yên từ sản xuất đến tiêu thụ.
- Công nghệ vận chuyển: Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến các tác nhân trong kênh tiêu thụ như: thu gom, thương lái; các tác nhân này thường đi đến các nhà vườn trồng nhãn để mua sau đó vận chuyển đi tiêu thụ. Do công nghệ vận chuyển cịn thơ sơ không phải là những phương tiện chuyên dùng. Sản phẩm nhãn tươi chủ yếu được bỏ vào sọt rồi vận chuyển bằng xe máy với số lượng 2-3 tạ đi tiêu thụ, nên đã làm cho sản phẩm bị xuống cấp, vỡ, trầy sướt...
- Công nghệ chế biến: Vì hiện nay người nơng dân chưa có kỹ thuật thu hái và bảo quản thích hợp nên chất lượng sản phẩm thấp. Nhãn thường bị hấp hơi, lên men. Chưa có một hệ thống chế biến hiện đại nào cho nhãn Việt Nam nói chung và nhãn Hưng Yên nói riêng, chủ yếu nhãn được thu gom sấy bằng lị thủ cơng để làm long nhãn. Vì thế chất lượng sản phẩm long nhãn thấp, thời gian bảo quản không dài, sản phẩm thường bị ám khói và có mùi than, giá khơng cao hiệu quả kinh tế thấp.
- Công nghệ sinh học: Sử dụng công nghệ này tác động vào nhằm rải vụ (như bảng 4.19 ) sẽ mang lại hiệu quả hơn cho người sản xuất.
Do đó, việc áp dụng tiến bộ khoa học, xây dựng quy trình cơng nghệ bảo quản và chế biến nhãn cũng như các thiết bị kèm theo (buồng xử lý nhãn tươi, lò sấy) nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường là một hướng nghiên cứu cần thiết nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm, bảo vệ mơi trường...góp phần cải thiện đời sống xã hội cho bà con nơng dân.
4.2.4.3. Chính sách và thể chế
- Chênh lệch giá của các tác nhân trong kênh hàng
Qua bảng ta thấy việc định giá của các tác nhân trong kênh hàng có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của từng tác nhân trong hệ thống kênh tiêu thụ. Việc định giá với từng tác nhân phải phù hợp không quá cao hay quá thấp với một tác nhân nào,
nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự chênh lệnh giá cả và lợi nhuận của các tác nhân trong kênh, sẽ dẫn đến cả hệ thống kênh không hiệu quả. Từ trước đến nay, mục đích cuối cùng trong hoạt động của họ là lợi nhuận mà không quan tâm đến việc chia sẻ rủi ro với các tác nhân khác, nhất là các hộ sản xuất.