Chi phí hoạt động mua bán của chủ bn ngồi tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn lồng hưng yên (Trang 86 - 89)

NHÃN ĂN TƯƠI NHÃN CHẾ BIẾN LONG

STT Chỉ tiêu (đ/kg) ĐVT STT Chỉ tiêu (đ/kg) ĐVT 1 Chủ bn ngồi tỉnh 1 Chủ bn ngồi tỉnh 1.1 Giá mua sản phẩm 12.500 1.1 Giá mua sản phẩm 90.000 1.2 Chi phí thuê lao động 320 1.2 Chi phí chế biến + lao động 3.660 1.3 Chi phí vận chuyển + bốc dỡ 876 1.3 Chi phí vận chuyển + bốc dỡ 340 1.4 Chi phí khác 150 1.4 Chi phí bao bì 1.890 1.5 Giá bán sản phẩm 15.200 1.5 Giá bán sản phẩm 105.000

1.6 Lợi nhuận 1.354 1.6 Lợi nhuận 9.110

(Nguồn: Điều tra chủ bn ngồi tỉnh năm 2008)

Kết luận: Hệ thống các thu gom/chủ bn đóng vai trị quan trọng trong kênh

tiêu thụ, họ giữ vai trò điều phối gần như toàn bộ các nguồn cung cấp cho thị trường. Các thu gom/chủ buôn này thường mua nhãn từ các thu gom nhỏ tại địa phương hoặc thu mua trực tiếp từ các nhà vườn có tiếng trong vùng. Họ thường lấy hàng với số lượng lớn, chủng loại đa dạng, chất lượng cao. Mối quan hệ giữa những chủ buôn và các nhà vườn thường là các quan hệ làm ăn ổn định và lâu dài từ năm này sang năm khác.

Một nghịch lý đặt ra: Là tại sao đôi khi các chủ buôn mua nhãn tại nhà vườn hoặc của thu gom với giá từ 10.000-15.000 đồng/kg, mà vận chuyển đến Hà Nội họ

vẫn bán với giá gần như là hòa vốn mà họ vẫn có lãi? Qua tìm hiểu thì nhóm thị trường ở HTX Nhãn Lồng Hồng Nam cho hay: Do họ mua cả nhãn ở nhiều địa phương khác như: Hà Nam, Thái Bình, Sơn La, Yên Bái với giá rất rẻ chỉ 5.000- 7.000 đồng/kg, sau đó họ về đóng túm cùng với Nhãn Lồng của Hưng Yên và được ẩn bên trong túm mà người tiêu dùng khó có thể phát hiện. Những vụ việc này có phải sẽ làm giảm uy tín của Nhãn Lồng Hưng Yên –Hương vị tiến vua sao?

4.2.2.3. Người bán lẻ

Do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tơi chỉ tiến hành khảo sát sơ bộ một số tác nhân bán lẻ tham gia tiêu thụ tại thị trường Hưng Yên và chỉ một vài tác nhân bán lẻ trên Hà Nội. Bao gồm cửa hàng và quầy bán hoa quả cố định, các chợ và người bán lẻ rong.

◘ Mạng lưới mua vào bán ra của người bán lẻ

- Kênh sản phẩm đầu vào của người bán lẻ:

Đối với người bán lẻ trong tỉnh thì hầu hết sản phẩm Nhãn Lồng mà người bán lẻ mua vào là từ hộ trồng nhãn, cũng có một vài người mua của các thu gom địa phương. Còn với người bán lẻ ngồi tỉnh thì đầu vào của họ là từ các chủ bn ngồi tỉnh. Mạng lưới mua vào của người bán lẻ thể hiện qua sơ đồ sau:

Người bán lẻ

Thu gom Chủ buôn

Nhà vườn

Sơ đồ 4.6: Kênh đầu vào của người bán lẻ

- Kênh đầu ra của người bán lẻ

Khách hàng tiêu thụ sản phẩm đầu ra chủ yếu của người bán lẻ là người tiêu dùng cuối cùng. Thể hiện qua sơ đồ sau:

Người bán lẻ

Người tiêu dùng địa phương

Người tiêu dùng ngoại tỉnh

Sơ đồ 4.7: Kênh đầu ra của người bán lẻ

Đối với tác nhân bán lẻ tại địa phương thì việc bn bán chủ yếu tại các chợ của Thị xã như chợ Dầu, chợ Phố Hiến, Bà Hàng, chợ Xuôi, chợ Đầu... và trên một số tuyến đường vành đai trong và ngoài Thị xã. Họ thường chia làm hai dạng: Bán rong và bán theo quầy ngồi cố định.

- Các tác nhân bán lẻ bán rong: Thường xuất phát từ những huyện lân cận Thị xã, họ là những người buôn bán không thường xuyên, chỉ khi mùa nhãn đến thì những người này mua lại của thu gom hay vào thu mua tại các nhà vườn. Chất lượng nhãn ở kênh này thường thấp do người bán thường lấy nhãn lại từ các nhà vườn có sản lượng nhãn thấp, chất lượng và giá cả vừa phải. Đối tượng mua hàng của kênh này thường là những khách đi đường vãng lai mua làm quà hoặc người tiêu dùng có mức chi tiêu vừa phải. Ở kênh này nhãn bán thường bị trà trộn hoặc cân không được đúng với số lượng.

- Bán lẻ ở các quầy bán cố định: Các quầy này không những chỉ chuyên bán nhãn mà họ cịn bn bán các loại hoa quả khác kèm theo, diện tích trung bình các quầy từ 2- 3 m2, có thể nói chất lượng nhãn các quầy này tương đối ngon do họ là những người có thâm niên bn bán lâu năm nên tương đối sành sỏi trong việc chọn lựa và đánh giá chất lượng sản phẩm. Mặt khác các tác nhân này thường lấy nhãn trực tiếp tại các nhà vườn có tiếng hoặc lấy lại từ các chủ buôn lớn trong Thị xã. Đối tượng khách hàng của các tác nhân này thường là khách quen, hoặc một số các cơng ty, cơ quan trong và ngồi tỉnh đặt mua làm quà biếu vào các dịp đặc biệt.

Người bán lẻ thường chỉ bán các loại nhãn chất lượng thấp, họ lấy lại của người thu gom hoặc trực tiếp mua của các hộ sản xuất. Ngoài ra, họ cịn bán nhãn của gia đình tự trồng... Đối với tác nhân này, khách hàng rất khó để phân biệt được các loại

nhãn vì nhãn khơng xác định được nguồn gốc cũng như chất lượng.

◘ Cơ sở để hình thành giá cũng như các chi phí của người bán lẻ

Đối với người bán lẻ địa phương do “mua tận gốc, bán tận ngọn” nên lãi của những người này khá cao so với người bán lẻ tại các địa phương khác. Năm 2007 họ mua tại các nhà vườn với giá chính vụ từ 10-12.000 đồng/kg và bán trực tiếp cho người tiêu dùng với giá bình quân 15-18.000 đồng/kg.

Đối với tác nhân bán lẻ ngoài tỉnh. Đa số những tác nhân bán lẻ tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...họ đều phải mua sản phẩm qua các chủ bn ngồi tỉnh đến đổ buôn cho, giá mua sản phẩm đối với nhãn tươi là 15.200 đồng/kg với nhãn chế biến là 105.000 đồng/kg. Do đó hình thành giá và chi phí của tác nhân bán lẻ này được thể hiện qua bảng sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn lồng hưng yên (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)