Diện tích trồng nhãn bình quân và sản lượng tiêu thụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn lồng hưng yên (Trang 78 - 80)

Vùng nhãn gốc

Chỉ tiêu ĐVT

Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Diện tích BQ/hộ m2 1.200 5.400 3.300

Sản lượng tiêu thụ BQ/hộ/năm Tấn 3 9 6

(Nguồn: Điều tra hộ, 05/2008) ◘ Mạng lưới đầu ra của hộ trồng nhãn

Luồng sản phẩm đầu ra của hộ trồng nhãn được thể hiện qua kênh đầu ra ở sơ đồ sau: Người tiêu dùng địa phương Người tiêu dùng ngoại tỉnh Hộ trồng nhãn Thu gom địa phương Chủ buôn ngoại tỉnh 30% 65% 5% Bán tại các chợ

Sơ đồ 4.4: Tỷ lệ và kênh đầu ra của hộ trồng nhãn

Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ của hộ trồng nhãn: phần lớn công việc này do chủ buôn hay nhưng người thu gom yêu cầu và cũng chính họ là người đảm trách (thuê bẻ nhãn: Có thể là lao động của nhà vườn hay lao động th ngồi, cũng có thể là tự bẻ). Sản phẩm tiêu thụ thì chỉ phân thành 2 loại nhãn: nhãn ngon dùng để bán ăn tươi và nhãn khác (nhãn loại ra, nhãn tạp...) dùng để chế biến. Nhãn sau khi được đem ra khỏi vườn khơng có nhãn mác.

Phương thức bán: Hộ trồng nhãn bán trực tiếp cho các tác nhân thu gom hoặc các chủ buôn trong địa phương tại vườn. Đây là hình thức tiêu thụ chính của các nhà vườn nhãn hiện nay (chiếm 60%-65% trong phương thức thu mua bán), người tiêu dùng địa phương và ngoài tỉnh mua tại vườn cũng chiếm tỷ lệ khá cao (30-35%), chủ

yếu vẫn là những nhà vườn lớn có giống nhãn ngon thường có những mối khách hàng ổn định và hàng năm vẫn bán được giá cao nhờ vào việc bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các chủ buôn lớn. Việc bán trực tiếp tại vườn đã giúp người sản xuất chủ động hơn trong việc thoả thuận về giá cả, tránh được hiện tượng ép giá, giảm chi phí trung gian... Ngồi ra một hình thức khác là các hộ trồng nhãn tự đem đi bán tại chợ nhưng tỷ lệ này không nhiều khoảng 5%.

◘ Cơ sở lựa chọn khách hàng

Người trồng nhãn chọn khách hàng để tiêu thụ sản phẩm của mình dựa vào các tiêu thức: mối quen biết, giá cao, không gian lận, trả tiền mặt... cụ thể như sau:

+ Đối với tiêu thức mối quen: Đây là tiêu thức tiêu thụ chủ yếu hiện nay chiếm đến 70%. Thường thì nhà vườn và thương lái hay thu gom có mối quan hệ quen biết với nhau từ trước. Vì theo những người nông dân họ cho rằng mối quan hệ quen biết thì đơn giản hơn trong thỏa thuận mua bán. Mặt khác người nơng dân họ có rất ít thơng tin, nên họ cho rằng người quen biết là người tiêu thụ đáng tin cậy.

+ Đối với tiêu thức giá cao: Có tới trên 50% số hộ được hỏi chọn người tiêu dùng trả giá cao hơn để tiêu thụ.

+ Đối với tiêu thức không gian lận: Hầu như người trồng nhãn không coi trọng vấn đề này. Chỉ có gần 30% chọn khách hàng khơng gian lận là loại khách hàng có thể tiêu thụ sản phẩm.

+ Đối với tiêu thức trả tiền mặt ngay: Có khoảng 55% hộ chọn tiêu thức này. Điều này chứng tỏ tập quán trao đổi tiêu thụ theo kiểu “tiền trao, cháo múc” vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn lồng hưng yên (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)