III. Một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao mức độ lành mạnh của các NHTM
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2011-
giai đoạn 2011-2014
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Lạm phát
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Chính phủ
Năm 2011: Kinh tế - xã hội phục hồi sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế tồn cầu. Tuy nhiên, ngay sau đó những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm lại đạt mức 5,89%. Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp. Ở trong nước, lạm phát cao ở mức hai con số là 18,13% và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư.
Năm 2012: Tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại tồn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Sự tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo đã kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Nhất là khi, một số nước và khối nước lớn có vị trí rất quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức.
Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, thu nhập trung bình của người dân giảm xuống đã làm sức mua trong dân giảm, thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Chính những điều này là nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng cao. Tốc độtăng trưởng kinh tế đạt đáy là 5,25%, lạm phát ở mức 1 con số 6,81% giảm rất nhiều so với năm 2011 là 18,13%
Trong giai đoạn từ năm 2013- 2015: Nền kinh tế thế giới có dấu hiệu chuyển biến tích cực nhưng khá mờ nhạt Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, năm 2013 đạt 5,42% cao hơn năm 2012 là 5,25%, tiếp tục tăng 0,56% trong năm 2014 đạt 5,98% và vẫn có xu hướng tăng trong năm 2015. Lạm phát vẫn ln được duy trì ở mức một con số khá ổn định, năm 2013 là 6,03%, năm 2014 lạm phát ở mức 4,09 là mức thấp nhất trong 13 năm gần đây.
Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu trong nước được đẩy mạnh. Trong đó, thị trường chiếm phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta phải kể đến là Mĩ, Nhật, Singapore. Hay nói cách khác, xuất khẩu vẫn đóng một vai trị to lớn trong phát triển kinh tế tại Việt Nam trong thời gian này. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao các nước phát triển đang suy thoái như vậy mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Nguyên nhân cho vấn đề này, một phần là do những cải cách đáng kể trong nước, một phần là do Trung Quốc, một trong những quốc gia hút nguồn vốn FDI nhất, mất lợi thế về nhân công giá rẻ (kinh tế phát triển, điều kiện sống của người dân tăng lên, khiến cho thu nhập của người dân cũng tăng theo), điều này thúc đẩy nguồn vốn FDI chuyển hướng ra các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam
Nhìn một cách tổng quát, kinh tế nước ta trọng giai đoạn 2011- 2014 khá ổn định thể hiện ở việc ổn định tỉ giá cũng như lãi suất. Người dân tin tưởng và nắm giữ VND thay vì USD như trước đây. Điều này khơng chỉ góp phần tăng dự trữ ngoại hối trong nước mà cịn giúp bình ổn nền kinh tế, thu hút nguồn vốn FDI vào trong nước.
Biểu đồ 1.2. Lãi suất tiền gửi và cho vay từ 2009 - 2013
Đơn vị: %
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nợ công tăng
Trong những năm gần đây thâm hụt ngân sách đã kéo theo sự gia tăng của nợ công. Tổng nợ công của Việt Nam tăng từ khoảng 57% GDP từ cuối năm 2010 lên khoảng 60,3% GDP vào cuối năm 2014 và nợ nước ngoài của quốc gia bằng 39,9% GDP. Thâm hụt ngân sách gia tăng điều này đã và đang tác động tiêu cực tới nền kinh tế và đời sống xã hội. Đồng thời cũng gây khó khăn đối với Chính phủ trong việc thực hiện các CSTK và CSTT
Cán cân thanh toán thặng dư, dự trữ ngoại hối tăng
Cuối năm 2011, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam vẫn cịn trong tình
trạng thâm hụt nhưng đến cuối năm 2014 đã đạt mức thặng dư lớn, bổ sung cho dự trữ ngoại hối và đóng góp đáng kể vào việc hỗ trợ duy trì tỷ giá ổn định. Theo NHNN cán
cân tổng thể thặng dư ở mức hơn 10 nghìn tỷ USD , dự trữ ngoại hối nhờ đó cũng được cải thiện, tăng lên mức kỷ lục hơn 36 nghìn tỷ USD