Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên khoa Ngân hàng 20142015 Chính sách tiền tệ tín dụng – ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì lạm phát thấp (Trang 111 - 115)

II. Thực trạng và đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam 2.1 B ối cảnh kinh tếvĩ mô

2.2. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Nếu như trong bộ luật cũ của NHNN, chính sách tiền tệ hướng tới rất nhiều mục tiêu như mục tiêu ổn định lạm phát, mục tiêu ổn định giá trịđồng tiền, mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia, thì luật mới ra đời năm 2011 đã có những chuyển biến đáng kể. Một thực tế cho thấy việc có quá nhiều mục tiêu khiến cho việc điều hành nền kinh tế trở nên khó thực hiện. Nếu không thống nhất các mục tiêu, nền kinh tế sẽ trở nên bất ổn. Đồng thời việc thiếu nhất quán trong hệ thống các mục tiêu cũng sẽ dẫn tới việc thiếu nhất quán trong công tác điều hành, sẽ gây mất niềm tin trong dân chúng đối với NHNN. Việc điều

hành CSTT của nhà nước thể hiện ở việc kết hợp nhuần nhuyển giữa các công cụ trực tiếp, công cụ gián tiếp và truyền thơng định hướng nhằm tăng tính minh bạch trong hoạt động điều hành, phối hợp để nâng cao hiệu quảđiều hành, kiềm chế lạm phát và củng cố vị thế VND.

Bước sang năm 2011, kinh tế toàn cầu bắt đầu le lói phục hồi nhưng cịn nhiều

khó khăn, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước. Trong 6 tháng đầu năm, lạm phát tăng 13,29% so với đầu năm và tăng 20% so cùng kỳ năm trước, gây khó khăn cho nỗ lực kiềm chế lạm phát dưới 15% theo mục tiêu đề ra, thị trường bất động sản và chứng khoán sụt giảm mạnh. NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mơ, bảo đảm an tồn hệ thống, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, giảm tỉ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống 22% đến 30/6/2011 và xuống 16% đến 31/12/2011.

Đến cuối năm 2011, tổng phương tiện thanh tốn và tín dụng lần lượt tăng khoảng 10% và 12%, các mức lãi suất trên thị trường đã được điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mơ và chỉ đạo của Chính phủ. Việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động đã tạo điều kiện cho việc giảm dần mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trong những tháng cuối năm. Trong đó, lãi suất cho vay nơng nghiệp, nơng thôn và xuất khẩu giảm 0,5-1%/năm và dao động ở mức 14,5-17%/năm, thậm chí chỉ cịn 13,5%/năm.

Năm 2012, đểđịnh hướng thị trường, ngay từ đầu năm, NHNN đã đưa ra mục tiêu giảm lãi suất huy động xuống còn 9-10%/năm vào cuối năm 2012, đồng thời đưa ra lộ trình giảm trung bình mỗi q 1%/năm. Từ tháng 5/2012, NHNN đã qui định trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với năm lĩnh vực ưu tiên: được điều chỉnh giảm từ mức 15%/năm xuống 12%/năm, phù hợp với xu hướng giảm của trần lãi suất tiền gửi VND.

Đến cuối năm 2012, lãi suất huy động VND giảm mạnh từ 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 5-9%/năm so với cuối năm 2011 và trở về mức lãi suất của năm 2007. Lãi suất cho vay ưu tiên giảm về mức 12%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác và cho vay tiêu dùng ở mức 12-15%/năm, riêng lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ còn 9-11%/năm. Tổng phương tiện thanh tốn và tín dụng tăng lần lượt khoảng 20% và 9%, phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức thấp (6,8%), góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trong năm 2013, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt và đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ, chủ động điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông nhằm đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và kiểm soát tiền tệ. Cuối tháng 8/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,16% so với cuối năm 2012, phù hợp với định hướng tăng 14-16% trong năm 2013, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo. Các mức lãi suất chủ chốt được điều hành theo hướng giảm dần, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Mặt bằng lãi suất VND trong 8 tháng đầu năm đã giảm khoảng 2-5%/năm so với đầu năm, trong đó lãi suất huy động giảm 2-3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3-5%. Sau nhiều tháng tăng chậm, tín dụng bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc, nhu cầu của doanh nghiệp về vốn cho sản xuất kinh doanh đã tăng mạnhdo nhu cầu tiêu thụ hàng hóa đã cải thiện mạnh. Tính đến cuối tháng 8/2013, tín dụng cho nền kinh tế đã tăng 6,45% so với đầu năm, khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2013 đang trở thành hiện thực.

Năm 2014, với thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày

2/1/2014, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/2/2012 đặt mục tiêu, nhiệm vụ “điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với CSTK nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các TCTD và nền kinh tế”. Như vậy, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là những mục tiêu được quan tâm hàng đầu bên cạnh việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

Trong điều kiện áp lực lạm phát đã có sự suy giảm, CSTT đã chuyển từ việc điều hành một cách “thận trọng, linh hoạt” sang “chủ động, linh hoạt”. Định hướng điều hành CSTT năm 2014 được điều chỉnh có dấu hiệu nới lỏng hơn so với năm trước thông qua các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán lớn hơn hẳn so với năm 2013 khoảng 2%. Năm 2014 lạm phát giảm so với năm 2013 và là mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Tốc độ tăng giá tiêu dùng đã trượt về ngưỡng 2%, tính đến cuối năm 2014 CPI tăng khoảng 1,84%. Kết quả này một phần là nhờ vào các yếu tố gây sức ép lên lạm phát từ phía tổng cung, tổng cầu đã giảm so với các giai đoạn trước nhưng cũng khơng thể phủ nhận vai trị của NHNN trong việc chủ động kiểm soát khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế.

Những chuyển biến thuận lợi trong cán cân thanh tốn và tác động tích cực của các chính sách chống đơ la hóa, cung ngoại tệ trong nền kinh tế đã vượt xa cầu ngoại tệ. Để duy trì mục tiêu giữ ổn định tỷ giá, ổn định TTTT, NHNN đã đưa một lượng lớn tiền ra để mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối, đưa dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục vào khoảng 35 tỷ USD từ cuối quý II/2014. Do vậy, song song với động thái gia tăng dự trữ ngoại hối, để tránh tạo ra áp lực gia tăng lạm phát, NHNN cũng đã kịp thời rút bớt tiền về thông qua hoạt động phát hành tín phiếu NHNN trong suốt giai đoạn này. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, giá trị tín phiếu phát hành chiếm tỷ trọng 89% và giá trị cho vay qua mua GTCG chiếm 11% tổng khối lượng mà NHNN can thiệp vào TTTT.

Các mức lãi suất điều hành của NHNN đã được xác định và điều chỉnh phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo duy trì trật tự TTTT. Ngày 18/3/2014, NHNN đã điều chỉnh giảm đồng loạt lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu từ mức 7% và 5% của năm 2013 xuống còn 6,5% và 4,5% trong khi trần lãi suất tiền gửi bằng VND được điều chỉnh giảm từ 7% xuống 6% và tiếp tục giảm xuống còn 5,5% vào ngày 29/10/2014. Đồng thời, NHNN còn quy định trần lãi suất cho vay bằng VND là 8% từ ngày 18/3/2014 và giảm xuống còn 7% từ ngày 29/10/2014 đối với 5 lĩnh vực ưu tiên. Việc sử dụng biện pháp trực tiếp này đã hướng dịng vốn tín dụng vào khu vực kinh tế mà Việt Nam có lợi thế so sánh.

Cùng với việc điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất điều hành của NHNN, hoạt động điều tiết thanh khoản trên thị trường OMO và thị trường liên ngân hàng đã giúp mặt bằng lãi suất huy động và cho vay nền kinh tế bằng VND trong năm 2014 đã giảm 1-1,5% so với cuối năm 2013, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Đồng thời với việc điều hành linh hoạt các cơng cụ CSTT, điều hành duy trì ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối cũng đã được phối hợp nhuần nhuyễn, đóng góp tích cực vào việc kiềm chế lạm phát. Ngay từ đầu năm 2014, NHNN đã có chủ trương giữ ổn định tỷ giá và nếu phải điều chỉnh sẽ không quá 2%, diễn biến thị trường vàng tương đối ổn định, giá vàng trong nước dao động phù hợp với giá vàng trên thị trường quốc tế xoay quanh mức 36 triệu đồng/lượng và có xu hướng giảm tới mốc 35 triệu đồng/lượng. NHNN không phải tổ chức đấu thầu bán vàng miếng, nhờ đó hạn chế việc sử dụng ngoại tệ của Quỹ Bình ổn tỷ giá và giá vàng để nhập khẩu vàng quốc tế. Điều này, góp phần duy trì sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối, tạo thuận lợi cho việc thu mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên khoa Ngân hàng 20142015 Chính sách tiền tệ tín dụng – ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì lạm phát thấp (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)