III. Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam 3.1.Gi ải pháp
4. Khuyến nghị
TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRONG M ỐI TƯƠNG QUAN VỚI LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
Lê Thị Loan, K15 – NHTMP
Trong những năm vừa qua, bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế, hoạt động của hệ thống ngân hàng đã có nhiều điểm sáng khi đã có những tín hiệu phát triển lành mạnh trong vấn đề tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ xấu. Những kết quả mà ngành ngân hàng đã đạt được trong thời gian qua đã khẳng định hiệu quả trong việc điều hành chính sách tiền tệ- tín dụng- ngân hàng của NHNN. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, thì hoạt động điều hành của NHNN cịn một số hạn chế và đối mặt với nhiều thách thức khi hội nhập kinh tế ngày càng trở nên sâu rộng. Đó là, nền kinh tế Việt Nam phải chịu tác động nhiều hơn từ diễn biến nền kinh tế thế giới, nguy cơ bất ổn gia tăng, diễn biến lạm phát phức tạp hơn. Chính sách tiền tệ của Việt Nam lúc này chưa phát huy hết hiệu quả do xuất phát điểm từ những mâu thuẫn mục tiêu, độ trễ cũng như sự không nhất quán trong thực thi chính sách. Mà trong nền kinh tế thịtrường, đểNHTƯ điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả thì tính độc lập của NHTƯ là yếu tố then chốt. Bởi vậy, sựđộc lập của NHNN Việt Nam trong việc thực thi chính sách tiền tệ, biểu thị qua tỷ lệ lạm phát cần được quan tâm. Bài viết khơng xem xét tồn bộ những nội dung trong tính độc lập của NHTƯ mà chỉ tiếp cận mức độ này ở mức sơ lược và cơ bản nhất với mục đích phát hiện ra những vấn đề trong tính độc lập của NHNN Việt Nam, từ đó đưa ra những dẫn chứng số liệu thực tiễn để chứng minh được vai trị của nó với sự ổn định giá cả của Việt Nam.