Thực trạng sử dụng chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam 1 Nhìn lại năm

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên khoa Ngân hàng 20142015 Chính sách tiền tệ tín dụng – ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì lạm phát thấp (Trang 160 - 165)

1. Nhìn lại năm 2013

Trong năm 2013, NHNN đã đề ra mục tiêu duy trì tỷ giá trong biên độ khơng q 2-3%, điều hành chặt chẽ theo tín hiệu thị trường, phù hợp với các cân đối vĩ mô và cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện các biện pháp tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước và chống đơ la hóa trong nền kinh tế.

Việc đưa ra thông điệp tỷ giá rõ ràng ngay từ đầu năm đã giúp các tổ chức kinh tế và cá nhân tránh được một trong những rủi ro lớn nhất do bất ổn tỷ giá thường ảnh hưởng tiêu cực đến giá trịVND, qua đó ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàng và tác động tâm lý. NHNN đã giữ quan điểm điều chỉnh tỷ giá dựa trên kết quả tính tốn tỷ giá thực, chủ yếu dựa trên cán cân thanh toán quốc gia và đảm bảo mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đưa ra mức lãi suất thích hợp đối với tiền gửi ngoại tệ theo hướng có lợi cho người gửi ngoại tệ, qua đó đã hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự trữ ngoại hối quốc gia.

Đợt tăng giá dài nhất xuất hiện vào cuối tháng 4/2013, khi một số NHTM đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép 21.036 VND/USD, thậm chí tăng giá mua bằng giá bán

lên kịch trần 21.036 VND, giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320 VND. Những ngày cuối năm 2013, giá USD tại các NHTM ổn định quanh mức 21.140 VND.

Thị trường ngoại tệ năm 2013 đã giữ được sự ổn định, tỷ giá dao động trong biên độ cho phép, khơng có đột biến về nhu cầu ngoại tệ trên thị trường. Chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, tỷ lệ đơ la hóa giảm mạnh. Các thị trường trong nước khơng cịn chịu tác động của giá USD trên thị trường quốc tế, đây là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và củng cố lịng tin của các nhà đầu tư. Tỷ giá ổn định đã góp phần tích cực trong việc ổn định lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng dự trữ ngoại hối, dòng kiều hối chuyển về cũng tăng mạnh.

2. Phân tích thc trạng điều hành chính sách t giá ca NHNN Vit Nam trong năm 2014 năm 2014

Bước sang năm 2014, NHNN Việt Nam tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, kết hợp chặt chẽ với chính sách lãi suất, góp phần nâng cao vị thế của VND và giảm dần tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế. Ngay từđầu năm, NHNN đã đề ra mục tiêu là tiếp tục ổn định tỷ giá với biên độ tăng không quá 2% trong năm 2014 nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của VND. Do đó, trong năm 2014 có 3 đợt điều chỉnh tỷ giá.

a. Đợt điều chnh t giá đầu tiên:

Đợt điều chỉnh đầu tiên diễn ra vào 19/6/2014, sau khi liên tục duy trì sự ổn định trong suốt quý I cũng như đầu quý II, thị trường ngoại hối có dấu hiệu nóng lên và đã có những biến động khá mạnh. NHNN đã cơng bố điều chỉnh tỷ giá bình qn liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD áp dụng từ ngày 19/6 từ mức 21.036 VND/USD lên 21.246 VND/USD, tương đương tăng 1%. Với biên độ tỷ giá +/- 1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần tại ngân hàng thương mại kể từ ngày 19/6 là 21.458 USD/VND, tỷ giá sàn là 21.034 USD/VND. Đây là lần đầu tiên trong gần một năm, NHNN điều chỉnh tỷgiá trước những biến động trên thị trường. Trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức thấp trong 5 tháng đầu năm và tỷ giá đã duy trì ổn định trong gần một năm qua, việc NHNN điều chỉnh tỷ giá nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 2/1/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. “Theo đó, NHNN có nhiệm vụ điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế”, Thơng cáo cho biết. Trong những tháng đầu năm 2014, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định, cung cầu ngoại tệ vẫn đảm bảo (5 tháng đầu năm cả nước xuất siêu 1,6 tỷ USD, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư trên 10 tỷ USD), huy động vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn ở mức cao.

Nguyên nhân của đợt điều hành tỷ giá này do: Thứ nhất, căng thẳng ở biển Đông tạo nên tâm lý bất ổn trên thị trường. Thứ hai, khi tỷ giá rất ổn định trước đó, nhiều ngân hàng sử dụng trạng thái âm ngoại tệ để hưởng chênh lệch lãi suất giữa VND với USD. Họ kỳ vọng và tin tưởng tỷ giá sẽ không biến động nhiều. Nhưng khi có thay đổi tâm lý trên thị trường, các ngân hàng phải đóng trạng thái lại, tạo nên áp lực nhất định. Thứ ba, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cũng kỳ vọng tỷ giá không nhiều biến động nên bán kỳ hạn, bán trước mặc dù doanh thu chưa về. Việc bán này là tốt cho họ, giúp họ hưởng thêm phần chênh lệch lãi suất giữa VND với USD. Khi có biến động, họ cũng đóng lại các hợp đồng trước hạn. Khi đóng như vậy thì ngân hàng phải làm ở chiều ngược lại, đi ra thị trường để mua ngoại tệ làm cầu ngoại tệtăng. Thứ tư, bản thân khi nhìn vào trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng hiện nay, ẩn trong đó là sản phẩm mà họ đã chào khoảng hai năm trở lại đây: cho vay VND với lãi suất USD. Các ngân hàng phải làm âm trạng thái, dùng VND chuyển đổi được để cho vay. Có hai trạng thái, trạng thái chuyển đổi USD để lấy VND cho vay, trạng thái mua bán ngoại tệ. Khi nhìn tổng trạng thái của các ngân hàng thì thấy vẫn cân bằng, nhưng ở trạng thái chuyển đổi để lấy VND thì nó đã âm đáng kể, ngân hàng giữ một trạng thái dương cho danh mục kinh doanh ngoại tệ. Nhìn tổng thể thì khá cân bằng, nhưng khi phải đóng trạng thái chuyển đổi thì cũng ảnh hưởng nhất định đến thịtrường.

Nhờ các giải pháp điều hành nhất quán, kết hợp đồng bộ giữa chính sách tỷ giá, lãi suất và các cơng cụ chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối và hoạt động thông tin, tuyên truyền, tỷ giá và thịtrường ngoại tệ vềcơ bản tiếp tục ổn định. Sau quyết định điều chỉnh tỷ giá của NHNN, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và tại các NHTM tuy

nhích nhẹ, nhưng vẫn thấp hơn mức trần quy định và đã nhanh chóng giảm xuống ngay sau đó, thanh khoản thị trường tiếp tục được duy trì như trong những tháng đầu năm. Tỷ giá ổn định cũng giúp NHNN mua thêm ngoại tệđểtăng dự trữ ngoại hối quốc gia, tình trạng đơ la hóa tiếp tục giảm. Đến cuối tháng 6/2014, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán khoảng 11,4%, giảm so với mức khoảng 12,4% vào cuối năm 2012-2013.

Biểu đồ 1: Kim ngch xut nhp khu 10 nhóm hàng có kim ngch ln nht 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng knăm 2013

Cán cân thương mại Việt Nam sau 6 tháng đầu năm thặng dư 1,3 tỷ USD, bằng 1,9% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu đạt 70,9 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt 69,6 tỷ USD, tăng 11%.

b. Đợt điều chnh t giá th 2:

Đợt điều chỉnh này xuất hiện là do kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá của NHNN sau phiên trả lời chất vấn Ủy ban Thường trực Quốc hội (29/9) của Thống đốc NHNN. Tại phiên đó, Thống đốc NHNN đề cập đến khả năng nếu có điều chỉnh thì năm nay ở khoảng 1- 1,43%; tức vẫn còn 0,43% chưa dùng tới. Ngay sau phiên trả lời chất vấn, từ 1/10/2014, tỷ giá đã biến động, có ngân hàng đã điều chỉnh tăng thêm 10 VND/USD. Tuy nhiên, đại

diện lãnh đạo NHNN khẳng định, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tỷ giá tăng nhanh trong vài ngày đầu tháng 10/2014 chủ yếu do yếu tố tâm lý chứ không bắt nguồn từ cân đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Do vậy, ngay sau khi NHNN khẳng định không điều chỉnh tỷ giá, kỳ vọng của thị trường đối với việc điều chỉnh tỷ giá đã nhanh chóng được xóa bỏ. Hoạt động đầu cơ, làm giá trên thị trường khơng cịn khả năng thực hiện, tâm lý thị trường được giải tỏa, thị trường đã nhanh chóng ổn định trở lại. Đại diện lãnh đạo NHNN cũng khẳng định: “Với quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước như hiện nay, NHNN hồn tồn có khả năng can thiệp trong trường hợp cần thiết, để ổn định tỷ giá, ổn định thị trường. Bên cạnh đó, NHNN sẽ điều tiết vốn khả dụng của hệ thống một cách hợp lý để hỗ trợ ổn định tỷ giá, ổn định các mức lãi suất điều hành như hiện nay”.

Có thể thấy rằng, dù có những biến động tỷ giá trong những ngày đầu tháng 10/2014, nhưng NHNN đã điều hành linh hoạt để giữ sự ổn định cho thị trường, chính sách tỷ giá về cơ bản đã được thực hiện nhất quán suốt từ đầu năm 2014 đến thời điểm này.

c. Đợt điều chnh t giá th 3:

Đợt điều chỉnh lần thứ 3 diễn ra vào ngày 18/11/2014, khi tỷ giá USD/VND biến động mạnh, có thời điểm đạt mức 21.420 đồng/1 USD. Mức tăng tới 50 VND chỉ trong vòng 1 giờ đầu ngày - gây bất ngờ vì mức tăng q đặc biệt, vì sự mạnh bạo đó thường chỉ có ở những thời điểm xáo trộn từ 2011 trở về trước. Trước diễn biến này, thị trường xuất hiện thông tin việc NHNN sẽ điều chỉnh tăng tỷ giá, cơ quan điều hành đã phải 2 lần lên tiếng khẳng định khơng điều chỉnh tỷ giá bởi tỷ gía tăng là do tâm lý chứ không phải do cung cầu thịtrường.

Như vậy, với diễn biến tỷ giá năm 2014, NHNN đã đạt được một số thành tựu: Tính chung cả năm 2014, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 150,1 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013. Khu vực kinh tếtrong nước đạt 48,5 tỷUSD, tăng 10,4%, mức tăng cao nhất từ năm 2012, chiếm 32,31% tổng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 101,6 tỷ USD (gồm cả dầu thô), tăng 15,2%, chiếm 67,69% tổng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp 10,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung, đạt 94,4 tỷ USD (không kể dầu thô) và

tăng 16,7%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 tăng 9,1%.

Biểu đồ 2: Kim ngch nhp khu 10 nhóm hàng ln nhất năm 2014 so với năm 2013

Tính chung cả năm 2014, tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2013. Tăng trưởng nhập khẩu đến từ cả hai khu vực, trong đó kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI đạt cao hơn khu vực kinh tế trong nước về cả số tuyệt đối lẫn tốc độ tăng trưởng. Tính chung năm 2014, kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI đạt 84,5 tỷ USD, tăng 13,6%, chiếm 57,09% tổng kim ngạch nhập khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 63,5 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2013, chiếm 42,91% tổng kim ngạch nhập khẩu. Cán cân thương mại thặng dư hơn 2 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối quốc gia đạt khoảng 35 tỷ USD.

III. Đánh giá hiệu qu s dụng chính sách điều hành t giá hối đoái của NHNN Việt Nam năm 2014

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên khoa Ngân hàng 20142015 Chính sách tiền tệ tín dụng – ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì lạm phát thấp (Trang 160 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)