Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên khoa Ngân hàng 20142015 Chính sách tiền tệ tín dụng – ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì lạm phát thấp (Trang 155 - 160)

1. Khái nim v t giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái xuất hiện cùng với sựra đời và phát triển của thương mại quốc tế, được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu ngoại tê, tác động đến các mối quan hệ kinh tế, cán cân thanh tốn quốc tế, giá cả hàng hóa trong nước, lưu thơng tiền tệ,…. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, khi thực hiện thanh toán giữa các nước với nhau, cần thiết phải sử dụng đồng tiền nước này hay nước khác, nói chung là phải sử dụng đến ngoại tệ cũng như các phương tiện thanh tốn có thể thay cho ngoại tệ.

Khái niệm: T giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tin vi nhau; nói cách khác, t giá hi đoái là giá cả của đơn vị tin t nước này được th hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác.

2. Các loi t giá hối đoái

a. Căn cứvào đối tượng xác định t giá

Có thể chia làm tỷ giá chính thức và tỷ giá thịtrường:

- T giá chính thc: Là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Trên

cơ sở của tỷ giá này, các Ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn hay hốn đổi.

- T giá th trường: Là tỷ giá được hình thành trên cơ sở quan hệ cung - cầu trên thị

trường hối đối.

b. Căn cứ vào k hn thanh tốn

Có thể chia làm tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn:

- Tỷ giá giao ngay (SPOT): Là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao

dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ do Ngân hàng nhà nước (NHNN) quy định. Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết mua hoặc bán.

- Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS): Là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự

tính tốn và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ qui định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của NHNN tại thời điểm ký hợp đồng.

Có thể chia làm tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực:

- Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện tại, khơng tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.

- Tỷ giá thực là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ảnh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó.

d. Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối

Có thể chia làm tỷ giá điện hối và tỷ giá thư hối:

- Tỷ giá điện hối là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện, là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.

- Tỷ giá thư hối là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá điện hối thường cao hơn tỷ giá thư hối.

e. Căn cứ vào thời điểm mua/bán ngoi hi

Có thể chia làm tỷ giá mua và tỷ giá bán:

- Tỷ giá mua là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào. - Tỷ giá bán là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra.

3. Những nhân tố tác động đến tỷ giá

Việc hiểu và phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến tỷ giá vì nó giúp chúng ta dự báo và hình thành kỳ vọng hợp lý về tỷ giá để từ đó làm cơ sở ra quyết định liên quan đến các giao dịch ngoại tệ.

a. Cán cân thanh toán

Cán cân thanh tốn quốc tế phản ánh tình hình thu – chi thực tế bằng ngoại tệ của một số nước so với các nước khác trong giao dịch quan hệ quốc tế lẫn nhau. Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện vị thế tài chính của quốc gia thâm hụt hoặc thặng dư.

Nếu cán cân thanh toán thường xuyên thâm hụt (chi > thu) thì dự trữ ngoại hối của quốc gia có thể giảm, tình hình ngoại tệ căng thẳng, từ đó tạo ra nhu cầu ngoại tệ tăng lên, giá ngoại tệ tăng.

Nếu cán cân thanh tốn thặng dư (thu > chi) thì dự trữ ngoại hối có thể tăng, cung ngoại tệ trên thị trường tăng, giá ngoại tệ có khuynh hướng giảm.

b. Lạm phát

Lạm phát là sự suy giảm sức mua của nội tệ và được đo lường bằng chỉ số giá cả chung ngày càng tăng lên. Để chứng minh mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát, Gustav Cassel (1772-1823) đã đưa ra lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity). Theo lý thuyết này, giả thiết trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo và cước phí vận chuyển, thuế hải quan được giả định bằng khơng, nếu các hàng hóa đều đồng nhất thì người tiêu dùng sẽ mua hàng ở nước nào mà giá thật sự thấp.

c. Lãi suất

Thơng thường, các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao, được thực hiện một cách khá phổ biến là đi vay đồng tiền có lãi suất thấp chuyển đồi sang đồng tiền có lãi suất cao, sau đó đầu tư đồng tiền có lãi suất cao bằng nhiều hình thức nhằm hưởng lợi nhuận chênh lệch của hai đồng tiền. Điều này sẽ tạo nên sự thay đổi cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá. Vì thế các nhà đầu tư ngày càng quan tâm so sánh giữa thu nhập do chênh lệch lãi suất mang lại phải lớn hơn sự gia tăng tỷ giá trong suốt thời gian đầu tư. Đối chiếu, so sánh lãi suất của các đồng tiền khác nhau theo cách trên là kỹ thuật quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian đầu tư hay cho vay, tỷ giá biến động tăng hoặc giảm sẽ tác động đến gia tăng thu nhập hoặc lỗ, nhà đầu tư bị rủi ro do sự gia tăng tỷ giá lớn hơn thu nhập do chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền. Thực tế, thông thường đồng tiền có lãi suất cao có khuynh hướng lên giá, bởi vì sẽ có nhiều nhà đầu tư mua đồng tiền có lãi suất cao để cho vay nhằm thu lãi nhiều hơn.

d. Một số nhân tố khác

Sự điều chỉnh các chính sách tài chính tiền tệ, các sự kiện kinh tế, xã hội, chiến tranh, thiên tai, sự biến động của các chỉ số thống kê về việc làm, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là các chỉ số và các sự kiện tại Mỹ sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái trên thị trường thế giới như: Chỉ số thất nghiệp tăng, giảm trong tháng; Chỉ số bán lẻ; Kết quả các hội nghị G7, EU, Asian,…; Sản lượng cơng nghiệp, GDP, GNP,….

Ngồi ra, khi thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi thì tỷ giá rất nhạy cảm với các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, chiến tranh kể cả các yếu tố tâm lý,…

4. Chính sách điều hành tỷ giá hối đốia. Khái niệm a. Khái niệm

Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái là một thể thống nhất những định hướng và giải pháp của Nhà nước đảm bảo ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối nhằm đạt được các mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.

b. Chế độ tỷ giá hối đoái

Chế độ tỷ giá hối đoái là các loại hình tỷ giá được các quốc gia áp dụng, lựa chọn. Bao gồm các quy tắc xác định phương thức mua, bán ngoại tệ giữa các thể nhân hay pháp nhân trên thị trường.

- Chế độ tỷ giá cố định:

Tỷ giá cố định là tỷ giá được cố định (giữ không đổi) hoặc chỉ được cho phép dao động trong một phạm vi rất hẹp. Nếu tỷ giá bắt đầu dao động q nhiều thì Chính phủ có thể can thiệp để duy trì tỷ giá hối đối trong vịng giới hạn của phạm vi này.

Chế độ tỷ giá cố định là một chế độ tỷ giá được Nhà nước công bố sẽ duy trì khơng thay đổi tỷ giá giữa đồng nội tệ với một đồng ngoại tệ nào đó.

Đặc điểm: Nhà nước cam kết sẽ duy trì tỷ giá hối đối ở mức độ cố định nào đó bằng cách nếu cung trên thị trường lớn hơn cầu ở mức tỷ giá cố định thì Nhà nước đảm bảo mua hết số dư cung ngoại tệ. Nếu cung trên thị trường nhỏ hơn cầu ở mức tỷ gía cố định đó thì Nhà nước sẽ đảm bảo cung cấp một lượng ngoại tệ bằng đúng lượng dư cầu. Nhà nước sẽ thực hiện hoạt động mua bán lượng dư cung hay cầu đó với tư cách là người mua bán cuối cùng, người điều phối. Chế độ này đảm bảo sự ổn định về tỷ giá trong một thời gian dài, tuy nhiên lại không phản ánh đúng tỷ giá thị trường do vậy phát sinh tình trạng tỷ giá ngầm. Do đó tỷ giá này chỉ mang tính hình thức.

Hiện nay chế độ tỷ giá hối đối này coi như khơng được áp dụng trên thế giới. - Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn:

Tỷ giá thả nổi được xác định hoàn toàn dựa trên mối quan hệ cung - cầu giữa các đồng tiền trên thị trường ngoại hối mà không cần đến bất kỳ sự can thiệp nào của Nhà nước.

Chế độ tỷ giá thả nổi hồn tồn là chế độ mà trong đó tỷ giá hối đoái được xác định và vận động một cách tự do theo quy luật thị trường mà trực tiếp là quy luật cung - cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ.

Đặc điểm: Tỷ giá được xác định và thay đổi hồn tồn tùy thuộc vào tình hình cung - cầu ngoại tệ trên thị trường. Nhà nước hồn tồn khơng có bất cứ một tuyên bố, một cam kết nào về điều hành và chỉ đạo tỷ giá. Nhà nước khơng có bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào vào thị trường ngoại tệ. Chế độ tỷ giá hối đoái này đảm bảo cán cân thanh tốn, đảm bảo chính sách tiền tệ, làm cho nền kinh tế trở nên độc lập, góp phần ổn định kinh tế, đầu tư tư nhân, ổn định thị trường. Tuy nhiên chế độ này đặt ra những rủi ro khó lường trước cho việc quản lý nguồn vốn và hoạt động xuất nhập khẩu. Khi xảy ra những biến động về cung - cầu của các đồng tiền thì các đồng tiền sẽ có xu hướng tăng hoặc giảm giá một cách tự động.

Chế độ tỷ giá này được nhiều nước tư bản có đồng tiền mạnh và thị trường ngoại hối tương đối hoàn chỉnh áp dụng như Mỹ, Anh,… .

- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết:

Về cơ bản tỷ giá do thị trường quyết định nhưng có sự can thiệp của Nhà nước vào những lúc cần thiết nhằm tránh những cơn sốc về tỷ giá, hạn chế sự biến động. Tỷ giá được xác định và thay đổi hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình quan hệ cung - cầu trên thị trường. NHNN tuyên bố một mức biến động cho phép đối với tỷ giá và chỉ can thiệp vào thị trường với tư cách là người mua bán cuối cùng khi tỷ giá có sự biến động mạnh vượt mức cho phép. Nếu tình hình kinh tế có những thay đổi lớn thì mức tỷ giá hối đối, biên độ dao động cho phép được Nhà nước xác định và công bố lại.

Chế độ này được nhiều nước áp dụng, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

c. Ý nghĩa của chính sách tỷ giá

- Là một bộ phận hữu cơ của chính sách tiền tệ, khơng thể tách rời khỏi chính sách ổn định tiền tệ.

- Thực hiện tốt chính sách điều hành tỷ giá sẽ góp phần điều hành tốt các chính sách khác.

- Có tác dụng tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa trên thị trường quốc tế cũng như là bảo vệ những ngành, những lĩnh vực cần thiết trong nước.

- Góp phần tác động đến những dịng chảy ngoại tệ vào mỗi quốc gia.

d. Mục tiêu của chính sách tỷ giá

Là bộ phận của chính sách tiền tệ nên mục tiêu của chính sách tỷ giá cũng phải phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ.

- Mục tiêu ngắn hạn: Giữ ổn định của chính sách tiền tệ nói chung mà trước hết là ổn định tỷ giá, đặc biệt là tỷ giá với các đồng tiền mạnh của thế giới; Thu hút được nhiều ngoại tệ và tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; Mở rộng dần các hoạt động tài chính quốc tế của quốc gia bằng cách tăng cường các hoạt động thương mại quốc tế, thu hút vốn đầu tư, tíndụng quốc tế, … .

- Mục tiêu dài hạn: Đẩy mạnh quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế, nâng dần vị trí quốc tế của đồng tiền quốc gia.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên khoa Ngân hàng 20142015 Chính sách tiền tệ tín dụng – ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì lạm phát thấp (Trang 155 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)