Mục tiêu điều hành CSTT của NHNN

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên khoa Ngân hàng 20142015 Chính sách tiền tệ tín dụng – ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì lạm phát thấp (Trang 58 - 60)

III. Một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao mức độ lành mạnh của các NHTM

2. Thực trạng sử dụng công cụ hạn mức tín dụng trong điều hành chính sách tiền t ệ từnăm 2011 đến nay

2.1. Mục tiêu điều hành CSTT của NHNN

CSTT là một trong những chính sách quản lý kinh tế vĩ mơ, trong đó NHTW sử dụng các cơng cụ, biện pháp nhằm đạt được những mục tiêu của mình, bao gồm mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng.

Mục tiêu cuối cùng của CSTT là mục tiêu dài hạn mà NHTW muốn đạt được trong việc điều hành chính sách. Ở Việt Nam, giai đoạn 1997-2009, NHNN theo đuổi CSTT đa mục tiêu như được thể hiện rõ trong luật NHNN 1997: “Chính sách tin t quc gia là mt b phn ca chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhm ổn định giá tr đồng tin, kim chế lm phát, góp phần thúc đẩy phát trin kinh tế- xã hội, đảm bo quc phòng, an ninh và nâng cao đời sng ca nhân dân”. Tuy nhiên, việc điều hành CSTT

gặp rất nhiều khó khăn do các mục tiêu đều là dài hạn, khó định lượng, đặc biệt, tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai mục tiêu khó có thểđạt được đồng thời trong ngắn hạn.

Từ năm 2010 trở đi, CSTT đã chuyển hướng sang điều hành đơn mục tiêu là “ổn định giá trị đồng tiền bằng chỉ tiêu lạm phát” (luật NHNN 2010).

Mục tiêu trung gian mà NHNN lựa chọn nhằm đánh giá và kiểm soát việc thực hiện CSTT là chỉ tiêu mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh tốn (M2) và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Thực tế cho thấy hai chỉ tiêu trên đã có tác dụng phản ánh chính xác diễn biến của tỷ lệ lạm phát.

Bng 2.1: T l lạm phát, tăng trưởng cung tin và tín dụng giai đoạn 2005-2014

Đơn vị % Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Lm phát 8.4 6.6 12.6 19.9 6.5 11.8 18.13 6.81 6.04 1.85 Tăng trưởng cung tin (M2) 29.7 33.6 46.1 20.3 29.0 33.3 12.5 22.38 18.5 15.99 Tăng trưởng dư nợ tín dng 31.7 25.4 53.9 25.4 39.6 32.4 14.5 8.9 12.5 12.6

Nguồn: Tổng cục thống kê, Ngân Hàng Nhà Nước

Giai đoạn 2011-2014, trước những diễn biến bất lợi của kinh tế Thế giới và khó khăn của nền kinh tế trong nước, NHNN đã sử dụng một cách chủ động, linh hoạt các công cụ của CSTT nhằm đạt được mục tiêu của mình, trong đó có việc áp dụng trở lại rất nhiều các công cụ trực tiếp sau một thời kỳ dài tự do hóa nhằm tác động nhanh, mạnh lên nền kinh tế như HMTD, trần lãi suất huy động,… bên cạnh những công cụ gián tiếp truyền thống như nghiệp vụ thị trường mở. Trong đó, HMTD được điều hành rất mạnh mẽ và quyết liệt, thể hiện tham vọng của các nhà hoạch định chính sách trong việc bình ổn kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát.

HMTD là cơng cụ mang tính áp đặt, hành chính của NHTW sử dụng để khống chế mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống TCTD ra nền kinh tế, điều chỉnh khả năng tạo tiền của các TCTD phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. HMTD thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát cao, trong khi các công cụ gián tiếp không phát huy hiệu quả do thị trường tiền tệ chưa phát triển, do mức cầu tiền tệ không nhạy cảm với sự biến động của lãi suất, hay NHTW khơng có khả năng khống chế và kiểm soát được sự biến

động của lượng vốn khả dụng trong hệ thống NHTM nhằm khống chế trực tiếp và nhanh chóng lượng tín dụng cung ứng. Vì vậy, đây được xem là công cụ quan trọng trong điều hành CSTT tại Việt Nam thời kì hậu khủng hoảng. Bài viết sẽ tập trung làm rõ quá trình điều hành HMTD, hiệu quả và hạn chế của công cụ này đối với nền kinh tế nước ta giai đoạn 2011 – 2014.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên khoa Ngân hàng 20142015 Chính sách tiền tệ tín dụng – ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì lạm phát thấp (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)