Thói quen ưa thích dùng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên khoa Ngân hàng 20142015 Chính sách tiền tệ tín dụng – ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì lạm phát thấp (Trang 171 - 174)

II. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu thực trạng các vấn đề ở Việt Nam 1.Th ực trạng việc thanh toán, giao dịch của người dân Việt Nam

a. Thói quen ưa thích dùng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán

Để đẩy mạnh hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2015 sẽ có khoảng 250.000 POS (Point of Sale - Máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ) được lắp đặt và số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm. Theo thống kê gần nhất tính đến cuối tháng 6/2014 của hiệp hội ngân hàng Việt Nam VNBA, cả nước có 37 Ngân hàng thương mại (NHTM) lắp đặt được 149.000 POS, tăng khoảng 15% so với cuối năm 2013. Tuy vậy, với lượng POS như trên mới chỉ phục vụ 14,6 triệu giao dịch thực hiện trong đó các giao dịch phần nhiều vẫn là để rút tiền hơn là thực hiện thanh toán.

Dưới đây là số liệu của Hiệp hội Thẻ ngân hàng Việt Nam về doanh số của việc sử dụng thẻ ATM hiện nay tại Việt Nam giao dịch tại các máy ATM.

Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh số trong việc sử dụng thẻ ATM ở Việt Nam

Nguồn: Hiệp hội thẻ Việt Nam http://www.vnba.org.vn/

Mặt khác, tại các thành phố lớn là nơi tập trung nhiều siêu thị, trung tâm giải trí, các hệ thống cửa hàng lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hệ thống thanh toán qua POS phát triển hơn rất nhiều so với các địa phương thuộc khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa,..Tuy vậy, thay vì dùng thẻ thì người dân lại chọn cách ra rút tiền tại các cây ATM gần đó để thanh toán tiền mặt cho các khoản mua bán của mình bởi khách hàng có thể bị tính phí 3-5% khi chọn hình thức này tại các siêu thị, trung tâm,…

Ngày nay trên thị trường, ngồi hình thức mua sắm trực tiếp cịn xuất hiện hình thức mua sắm trực tuyến. Với hình thức này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Tuy nhiên, theo thống kê của Cục TMĐT và CNTT năm 2013, cho thấy khách hàng trả lời có khi dùng tiền mặt trả tiền hàng chiếm tới 74%.

Biểu đồ 2: Các hình thức thanh tốn khi mua sắm trực tuyến

Vậy nguyên nhân của 90% các giao dịch chủ yếu vẫn dùng tiền mặt là do đâu? Rất đúng với lý thuyết của Keynes với động cơ giao dịch, người dân cho rằng việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ nhanh chóng, và nhiều người dân cịn có quan niệm giữ tiền trong tay mình sẽ an toàn hơn. Trong các giao dịch nhỏ lẻ, thanh toán bằng tiền mặt sẽ khá nhanh gọn, phù hợp với tất cả các đối tượng. Mặt khác Việt Nam là một nước có nền văn hóa gắn với nhiều truyền thống cổ truyền như: đi chợ, đi lễ, tục mừng tuổi đầu năm,..thì việc bỏ thói quen dùng tiền mặt là không thể.

Tuy vậy, tại sao đối với các giao dịch lớn vẫn chọn hình thức giao dịch tiền trực tiếp thay vì giao dịch qua hệ thống thanh toán của các ngân hàng?

Về chủ quan: do thói quen, do nhận thức của người dân cịn chưa thấy những ưu điểm khi thực hiện giao dịch qua ngân hàng.

Về khách quan: hệ thống thanh tốn của Việt Nam cịn xuất hiện nhiều nhược điểm. Người dân cịn phải chịu nhiều loại phí mà họ khơng sẵn sàng trả như: phí kiểm đếm (tại các ngân hàng phí này giao động trong khoảng 0,02% - 2%, phí càng cao với các loại tiền mệnh giá càng nhỏ), phí thanh tốn khác hệ thống (các ngân hàng chủ yếu duy trì ở mức 0,03%: BIDV, MB bank, Vietcom Bank, Agribank,…).

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên khoa Ngân hàng 20142015 Chính sách tiền tệ tín dụng – ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì lạm phát thấp (Trang 171 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)