Tác động của tăng trưởng tiền gửi ngân hàng đến tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên khoa Ngân hàng 20142015 Chính sách tiền tệ tín dụng – ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì lạm phát thấp (Trang 76 - 78)

III. Một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao mức độ lành mạnh của các NHTM

2. Thực trạng hiệu quả cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ở Vi ệt Nam

2.1.2. Tác động của tăng trưởng tiền gửi ngân hàng đến tăng trưởng tín dụng

Vốn tiền gửi là vốn cơ bản để ngân hàng thực hiện cho vay. Do vậy, ngân hàng càng cho vay được nhiều thì hiệu suất sử dụng vốn tiền gửi càng cao.

Biểu đồ 2.2.Mi quan h gia tốc độtăng tiền gửi ngân hàng và tăng trưởng tín dng

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Từ năm 2001 tới năm 2004, tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng tiền gửi ngân hàng chênh lệch không đáng kể, hiệu suất sử dụng tiền gửi ngân hàng tăng lên. Tuy nhiên, do lãi suất VND giảm thấp trong thời gian này, người dân chuyển từ tiền gửi VND sang tiền gửi USD, các ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu cung nội tệ, du cung ngoại tệ.

Năm 2004, với nhu cầu vốn tăng cao của nền kinh tế trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có một con đường là vay vốn từ ngân hàng để đầu tư, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt tới hơn 40%. Xu hướng này tiếp tục tiếp diễn với đỉnh điểm tăng cao nhất là vào năm 2007, đạt tới 53,89%. Nguyên nhân khiến cho tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn này là do sự chuyển dịch vốn kinh tế từ những ngành quan trọng trong tăng trưởng như hạ tầng, công nghiệp, thương mại – dịch vụ, sang các lĩnh vực khác tiềm ẩn nhiều rủi ro như đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản, vàng và cho vay tiêu dùng.

Năm 2008, do tình hình tăng trưởng tín dụng q nóng năm 2007, căng thẳng vốn khả dụng và thanh khoản, các NHTM bắt đầu khan hiếm tiền VND và bắt đầu hạn chế cho vay; ngồi ra, lãi suất cao cùng với khó khăn từ thị trường chứng khoán, bất động sản cũng khiến các NHTM ngần ngại hơn trong việc đưa ra quyết định tín dụng. Từ sau năm 2008, ngoại trừ lần tăng lên 37.73% vào năm 2009 do NHNN thực hiện nới lỏng tiền tệ nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế trong khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng tín dụng liên tục giảm. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do nhu cầu sử dụng vốn phục vụ

sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện bởi lượng tồn kho lớn của doanh nghiệp, các doanh nghiệp tập trung bán tháo hàng tồn, hạn chế sản xuất và do đó, hạn chế vay vốn. Cùng với đó, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, người dân thắt chặt chi tiêu và tình trạng nợ xấu chưa được cải thiện cũng tác động khiến tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn sau 2009 liên tục giảm mạnh.

Tăng trưởng tín dụng liên tục giảm tới cuối năm 2011 thì bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại do NHNN tiến hành các biện pháp hỗ trợ giúp ngân hàng đẩy vốn ra nền kinh tế, lãi suất cho vay giảm xuống mức khá thấp, thanh khoản tốt và vốn khả dụng khá dồi dào trong hệ thống qua điều tiết “bơm – hút” vốn. Năm 2013, Quyết định 780 của NHNN cho phép cơ cấu lại nợ mà khơng chuyển nhóm đã tạo điều kiện cho những doanh nghiệp khó khăn vẫn có thể tiếp cận vốn và các ngân hàng cũng bớt áp lực nợ xấu để cho vay ra. Tăng trưởng tín dụng bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại, tuy vẫn chưa cao và chưa phản ánh được nhu cầu vay thực sự của doanh nghiệp.

NHNN Việt Nam sử dụng cung tiền M2 làm mục tiêu trung gian nhưng cũng sử dụng dư nợ tín dụng làm chỉ tiêu bổ sung. Mức độ ảnh hưởng của cung tiền tới tốc độ tăng trưởng tín dụng cịn phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tín dụng. Tuy nhiên, thị trường tín dụng ở nước ta trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: chưa quán xuyến được tồn bộ nhu cầu vốn qua kênh tín dụng ngân hàng với nền kinh tế, dẫn đến tồn tại hình thức cho vay nặng lãi, cơ cấu vốn chưa phù hợp, ranh giới giữa thị trường tín dụng thương mại và tín dụng ưu đãi chưa rõ ràng, gây ảnh hưởng tới sự lành mạnh của thị trường, khuôn khổ pháp lý chưa thực sự rõ ràng và cơ chế chính sách chưa hồn thiện.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên khoa Ngân hàng 20142015 Chính sách tiền tệ tín dụng – ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì lạm phát thấp (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)