III. Một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao mức độ lành mạnh của các NHTM
1. Một số lý luận chung
1.1. Chính sách tiền tệ và mục tiêu cuối cùng
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tếvĩ mơ mà trong đó ngân hàng trung ương thơng qua các cơng cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng (hoặc lãi suất) căn cứ vào nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế, nhằm đạt được các mục tiêu về giá cả, sản lượng và công ăn việc làm.
Nắm giữ các cơng cụ trong tay, NHTW có thể chủ động tạo ra sự thay đổi trong cung ứng tiền, qua đó tác động đến các biến số vĩ mơ nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Trong đó có 2 loại CSTT là:
- CSTT nới lỏng: tăng cung tiền hoặc giảm lãi suất để khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất…chống suy thối
- CSTT thắt chặt: giảm cung tiền hoặc tăng lãi suất nhằm hạn chếđầu tư, kìm hãm sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế,…kiềm chế lạm phát.
Trong từng hoàn cảnh cụ thể, đối với từng quốc gia thì việc đề ra chính sách tiền tệ cũng có những điểm khác biệt. Xét về mặt tổng thể chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới hướng vào các mục tiêu chủ yếu là:
* Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trịđồng nội tệ
Lạm phát luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa, đặc biệt là khi nền sản xuất hàng hóa phát triển ở mức độ cao. Lạm phát có thể hiểu là sự gia tăng giá cả trung bình của hàng hóa theo thời gian. Lạm phát tác động đến kinh tế- xã hội theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Khi lạm phát gia tăng sẽ tác động đến mọi mặt của nền kinh tế, làm sai lệch các chỉ tiêu kinh tế, làm phân phối lại thu nhập, kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc,…gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa giả tạo, giảm sức mua thực tế của nền kinh tế về hàng hóa tiêu dùng, làm vơ hiệu hóa hoạt động hạch tốn kết quả kinh doanh. Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp. Chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ khơng cịn ngun vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt.
Bên cạnh những tác động tiêu cực mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế thì một tỷ lệ lạm phát nhất định lại là yếu tố kích thích tăng trưởng kinh tế. Khi đó lạm phát trở thành công cụđiều tiết. Các nhà kinh tế học cịn gọi đó là liều thuốc bổcho tăng trưởng kinh tế. Do đó cần chấp nhận sự tồn tại của lạm phát trong nền kinh tế để có những quyết sách kiềm chế chứ không phải là triệt tiêu nó. Vấn đề quan trong là phải kiểm sốt được lạm
phát, ổn định tiền tệ, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, đảm bảo đời sống ch người lao động.
* Tạo công ăn việc làm
Những người trong lực lượng lao động khi khơng có việc làm sẽ trở thành người thất nghiệp. Nạn thất nghiệp là một thực tế nan giải của mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường cho dù quốc gia đó là phát triển, đang phát triển hay kém phát triển. Khi thất nghiệp ở mức cao, sản xuất sút kém các nguồn lực không được sử dụng hết, thu nhập cả dân cư giảm sút. Khó khăn kinh tế lan sang lĩnh vực xã hội, nhiều hiện tượng tiêu cực phát triển, tác hại của thất nghiệp là rất rõ ràng. Có thểtính tốn được sự thiệt hại kinh tế, đó là sự giảm sút to lớn về sản lượng và đơi khi cịn kéo theo lạm phát. Những kết quả điều tra xã hội học cũng cho thấy thất nghiệp luôn gắn liền với các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp,…tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người, có thể phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống, làm sói mịn nếp sống lành mạnh…Đồng thời thất nghiệp cũng đặt ra gánh nặng cho ngân sách, thay đổi cơ cấu ngân sách khi các khoản trợ cấp tăng lên.
Mục tiêu của chính sách tiền tệ là tạo việc làm, giảm bớt thất nghiệp chứ không phải là làm cho thất nghiệp bằng không mà ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, khi nền kinh tế toàn dụng nhân công.
* Tăng trưởng kinh tế
CSTT phải đảm bảo sự tăng lên của GDP thực tế. Đó là tỷ lệ tăng trưởng có được sau khi rừ đi tỷ lệ tăng giá của cùng thời kỳ. Sự tăng trưởng phải được hiểu cả về khối lượng và chất lượng. Chất lượng của sựtăng trưởng được biểu hiện là một cơ cấu kinh tế cân đối và khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước tăng lên. Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng trưởng ổn định là mục tiêu của bất kỳ một chính sách kinh tế vĩ mơ nào. Đó là nền tảng cho mọi sựổn định, vì một nền kinh tế tăng trưởng sẽđảm bảo các chính sách xã hội được thỏa mãn, là căn cứ để ổn định tiền tệ trong nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và khẳng định vị trí của nền kinh tếtrên trường quốc tế.
* Mối quan hệ giữa các mục tiêu cuối cùng
Trong dài hạn: các mục tiêu trên xét trong dài hạn khơng có mâu thuẫn với nhau Trong ngắn hạn: xét cả 3 mục tiêu thì mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả mâu thuẫn với hai mục tiêu cịn lại. Bởi vì thực hiện mục tiêu giảm lạm phát, ổn định giá cả thì phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt làm lãi suất tăng lên dẫn đến giảm các nhân tố cấu thành tổng cầu và do đó làm giảm tổng cầu nền kinh tế, thất nghiệp có xu hướng tăng lên. Và như vậy, trong ngắn hạn khơng thể thực hiện được hai mục tiêu cịn lại. Ngược lại, khi nền kinh tế mở rộng, thất nghiệp giảm, nền kinh tế phát triển quá nóng sẽ dẫn đến lạm phát gia tăng
Mối quan hệ giữa mục tiêu tạo công ăn việc làm và mục tiêu tăng trưởng kinh tế không mâu thuẫn với nhau trong cả ngắn hạn và dài hạn. Công ăn việc làm cao sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại.
Hầu hết NHTW đều đặt ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ. Nhưng trong ngắn hạn, dưới áp lực của chính trị, họ có thể tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để hạn chế tình trạng thất nghiệp,…Ngân hàng trung ương không thể đạt đồng thời tất cả các mục tiêu trong ngắn hạn và thường thì NHTW theo đuổi một mục tiêu trong dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn.
1.2. Các cơng cụ của chính sách tiền tệ
Cơng cụ của chính sách tiền tệ là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi NHTW nhằm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng cung tiền trong lưu thông và lãi suất, từ đó mà đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ
1.2.1. Cơng cụ trực tiếp
Cơng cụ trực tiếp là các công cụ tác động trực tiếp đến khối lượng tiền trong lưu thông (hoặc các mức lãi suất). NHTW sử dụng các công cụ này dưới dạng:
+ Khống chế trực tiếp lãi suất tiền gửi- lãi suất cho vay: thông qua quy định trần lãi suất và các lãi suất điều hành.
+ Khống chế trực tiếp tỷ giá mua- bán ngoại tệ của các ngân hàng:
Trong đó, cơng cụ tài chính trực tiếp được áp dụng phổ biến nhất trong thời kỳ tài chính được điều tiết chặt chẽ là hạn mức tín dụng.Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng tơn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.Cơng cụ này thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát cao nhằm khống chế trực tiếp và ngay lập tức lượng tín dụng cung ứng.
1.2.2 Cơng cụ gián tiếp
Đây là những công cụ tác động trước hết đến mục tiêu hoạt động của CSTT, thông qua cơ chế thị trường mà tác động này được truyền đến các mục tiêu trung gian là khối lượng tiền tệ cung ứng và lãi suất. Gồm có:
* Dự trữ bắt buộc (DTBB)
DTBB là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi khơng hưởng lãi tại NHTW. Nó được xác định bằng một tỷ lệ nhất định trên tổng số dư tiền gửi tại một khoảng gian nào đó. Mức dự trữ bắt buộc được quy định khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, vào quy mơ và tính chất hoạt động của NHTM. Đây là công cụ quyền lực ảnh hưởng rất mạnh đến khối lượng tiền cung ứng và tác động một cách bình đẳng đến tất cả các ngân hàng.
* Chính sách tái cấp vốn
Chính sách tái chiết khấu bao gồm các quy định và điều kiện cho vay của NHTW đối với các NHTM. NHTW cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn, chủ yếu là tín phiếu kho bạc và thương phiếu. Các NHTM đi vay NHTW nhằm bù đắp hoặc bổ sung nhu cầu vốn khả dụng và hình thành nên bộ phận dự trữ đi vay.
Sự thay đổi lãi suất tái chiết khấu được coi như dấu hiệu của định hướng chính sách tiền tẹ của NHTW vì vậy, nó có hiệu ứng thông báo tới thị trường. Các tuyên bố của
NHTW về chiều hướng biến động lãi suất tái chiết khấu có tác dụng hướng dẫn hành vi của thị trường. Cơng cụ này có khả năng điều tiết một cách linh hoạt các mục tiêu trung gian, tuy nhiên, mức độ hiệu quả của nố căn cứ vào mức độ phụ thuộc vào vốn của NHTM vào NHTW vì thế mà kém chủ động. Công cụ này thường được sử dụng cùng với công cụ DTBB.
* Nghiệp vụ thịtrường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là các hoạt động của NHTW trên thị trường mở thơng qua việc mua ban các chứng khốn. Các chứng khoán được mua bán là các chứng khoán đã phát hành trước đây và đang lưu hành trên thị trường thứ cấp như: tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương; thương phiếu…. Các hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến dự trữ của các NHTM và ảnh hưởng gián tiếp đến mức lãi suất.Đây là công cụ điều tiết các mục tiêu trung gian có hiệu quả nhất vì nó rất linh hoạt và chủ động. Điều kiện để sử dụng hiệu quả công cụ này là sự phát triển của thị trường vốn thứ cấp nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng.
2. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam 2.1.Thực trạng điều hành chínhsách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn gần đây.