II. Thực trạng và đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam 2.1 B ối cảnh kinh tếvĩ mô
2.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giớ
Năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nhà đất và cho vay dưới chuẩn tại Mĩ, làm hàng loạt các ngân hàng lớn sụp đổ. Đi đầu trong phong trào sụp đổ này là ngân hàng Lehman Brothers. Tiếp đó là cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2010, tiêu biểu nhất phải kể đến Hy Lạp, các quốc gia trong khu vực đồng tiền chung tìm nhiều cách để cứu quốc gia này ra khỏi vịng xốy nợ công nhằm tránh gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác trong khu vực. Chính sách thắt lưng buộc bụng Hy Lạp áp dụng không chỉ tác động lớn đến kinh tế mà còn gây ra cuộc bất ổn chính trị kinh hồng tại quốc gia này. Chính phủ mới ra đời với cam kết sẽthay đổi chính sách thắt lưng buộc bụng bằng những đàm phán đối với các chủ nợ nhằm đem lại những điều khoản có lợi nhất cho quốc gia mình. Liệu hướng đi nào mới đúng đắn vẫn còn đang là một câu hỏi để ngỏ cho quốc gia này.
Trong giai đoạn gần đây nhất , 2014- 2015 phải kể đến cuộc khủng hoảng của Nga, nguyên nhân chính khiến Nga rơi vào cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc xung đột tại Ukraina. Nền kinh tế Nga vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường năng lượng, đây chính là yếu điểm khiến Mĩ quyết định áp dụng lệnh trừng phạt Nga thông qua công nghệ dầu đá phiến: tăng nguồn cung dầu, làm giảm giá năng lượng trên toàn thế giới.
2.1.2. Bối cảnh kinh tếtrong nước
Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO mở ra thời kì hội nhập sâu rộng cho đất nước. Năm 2011, luật NHNN mới ra đời thay thế cho bộ luật cũ ra đời năm 1997 và sửa đổi năm 2003. Năm 2012, nước ta chạm đáy về mức tăng trưởng kinh tế (khoảng 5,3%), sau đó nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn thấp hơn so với tiềm năng. Các NHTM trong nước cạnh tranh gay gắt và ngày càng hội nhập sâu rộng, sử dụng các lãi suất Libor và Sibor để tham chiếu. Xuất khẩu trong nước được đẩy mạnh, trong đó, thị trường chiếm phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta phải kể đến là Mĩ, Nhật, Singapore. Hay nói cách khác, xuất khẩu vẫn đóng một vai trị to lớn trong phát triển kinh tế tại Việt Nam trong thời gian này.
Nhìn một cách tổng thể, kinh tế nước ta trong giai đoạn 2011- 2014 khá ổn định thể hiện ở việc ổn định tỷ giá cũng như lãi suất. Người dân tin tưởng và giữ VND thay vì USD như trước đây. Điều này khơng chỉ góp phần tăng dự trữ ngoại hối trong nước mà cịn giúp bình ổn nền kinh tế, thu hút nguồn vốn FDI vào trong nước.
Trong giai đoạn 2015- 2018, nước ta tăng cường xu thế hội nhập quốc tế. Xu thế này được thể hiện ở các hiệp định song phương và đa phương đang được đàm phán, trong đó phải kể đến hiệp định TPP và cộng đồng kinh tế ASEAN, giống với cộng đồng chung Châu Âu khi mà các hoạt động kinh tế dường như được trao đổi không biên giới trong khu vực.