III. Một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao mức độ lành mạnh của các NHTM
2. Thực trạng sử dụng công cụ hạn mức tín dụng trong điều hành chính sách tiền t ệ từnăm 2011 đến nay
2.3. Kết quả điều hành CSTT 1.Nh ững mặt tích cực
3Đơn cử như trường hợp của Ngân hàng Cơng thương (tính tới thời điểm 20/03/2014) tín dụng giảm 25,8% so với cuối năm trước, Ngân hàng Phát triển thành phố Hồ Chí Minh giảm 10,9%, Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển cuối năm trước, Ngân hàng Phát triển thành phố Hồ Chí Minh giảm 10,9%, Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn giảm 6,2%… Tỷ lệ này của năm 2013 là Ngân hàng Công thương giảm 11,8%, Ngân hàng Ngoại thương giảm 5,4%, Ngân hàng Xuất nhập khẩu giảm 4,6%.
Việc sử dụng HMTD trong điều hành CSTT trong thời gian qua thực sự đã đem lại những kết quả đáng kể:
Thứ nhất, giúp đạt được mục tiêu cuối cùng trong điều hành CSTT là ổn định giá trị đồng tiền thông qua chỉ tiêu lạm phát đề ra, giúp bình ổn kinh tế vĩ mơ, tác động mạnh mẽ và có hiệu quả trong cơng cuộc tái cơ cấu ngành ngân hàng, sáp nhập các ngân hàng yếu kém, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng.
Thứ hai, giúp các NHTM tập trung phấn đấu nâng cao hiệu quả đầu tư, phân bổ vốn tín dụng của nền kinh tế, chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu, tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực sản xuất và các lĩnh vực ưu tiên- động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trước năm 2011, đặc biệt là giai đoạn 2007-2008, tín dụng tăng chóng mặt ở mức 40%, thậm chí 50% đã bơm một lượng vốn khổng lồ ra nền kinh tế trong điều kiện năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng còn hạn chế đã khuyến khích hành vi chấp nhận rủi ro, cho vay ồ ạt, đặc biệt là trong lĩnh vực chứng khốn và bất động sản, do vậy tích tụ bất ổn kinh tế vĩ mô như nợ xấu, sở hữu chéo… làm méo mó hoạt động ngân hàng, thanh khoản khó khăn, là nguyên nhân sâu sa dẫn đến khủng hoảng.
Thứ ba, hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng huy động vốn,
góp phần cải thiện tình hình thanh khoản của từng ngân hàng, ngăn chặn tình trạng chạy đua lãi suất, góp phần ổn định tiền tệ, giảm áp lực lạm phát. Đây là sự điều chỉnh đúng hướng, phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, giúp ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ tư, giám sát hoạt động huy động - cho vay ngoại tệ, từng bước hạn chế và chấm dứt tín dụng ngoại tệ, giúp hạn chế tình trạng đơ la hóa, giảm áp lực lên tỷ giá và lạm phát.
Thứ năm, nâng cao vai trò quản lý, giám sát của NHNN trong hoạch định, thực thi CSTT linh hoạt, theo sát biến động thịtrường trong nước và trên Thế giới.