III. Một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao mức độ lành mạnh của các NHTM
2. Thực trạng sử dụng công cụ hạn mức tín dụng trong điều hành chính sách tiền t ệ từnăm 2011 đến nay
2.2. Thực trạng sử dụng HMTD trong điều hành CSTT tại Việt Nam
Giai đoạn 2004 - 2011, tỷ lệ lạm phát thực tế vượt xa so với định hướng điều hành của Chính phủ do sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế. Mức độ chênh lệch lớn nhất là khoảng thời gian 2007-2008 với cột mốc Việt Nam gia nhập WTO và đầu năm 2011, khi tăng trưởng kinh tế giảm dần, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm lại, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, giải thế. Tỷ lệ thất nghiệp cao; tổng cầu yếu; tình trạng thâm hụt ngân sách,… thực sự đã đặt ra bài tốn khó cho NHNN trong việc đưa nền kinh tế chuyển sang quỹ đạo tăng trưởng ổn định, bền vững.
Hình 2.1: Lạm phát: Mục tiêu và kết quả thực hiện giai đoạn 2004-2012
Nguồn: Ngân Hàng Nhà Nước
Năm 2011, mức lạm phát mục tiêu được đặt ra là dưới 7%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của 3 năm trước đó (12.73%), cho thấy kỳ vọng lớn của Chính Phủ trong việc nhanh chóng ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này gây áp lực rất lớn cho điều hành CSTT. Vì vậy, NHNN đã buộc phải sử dụng các công cụ, biện pháp mang tính hành chính, ngắn hạn, gây sốc cho nền kinh tế nhằm can thiệp nhanh, mạnh và kịp thời. Trong đó, cơng cụHMTD đã được sử dụng trở lại sau 13 năm bị NHNN dỡ bỏ, với những điểm nhấn nổi bật sau:
HMTD được quy định theo từng năm
Hàng năm, NHNN đều ban hành các chỉ thị và Nghị quyết nhằm xác định mục tiêu cũngnhư các biện pháp điều hành CSTT, và vì vậy, HMTD cũngđược quy định theo từng năm, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thực trạng lạm phát của nền kinh tế. Cụ thể:
Năm 2011, Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 và Nghị quyết 11 ngày 24/2/2011 đặt mục tiêu kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20%, mức rất thấp so với mức trung bình 32% của 10 năm trước đó. Tuy nhiên, kết quả thực hiện cả nền kinh tế chỉ đạt 12%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra. HMTD đối với lĩnh vực phi sản suất được nghiêm túc thực hiện.
Năm 2012, mục tiêu TTTD được đặt ra là 15-17% và tiến hành phân nhóm giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các NHTM nhằm đảm bảo mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Kết thúc năm 2012, TTTD thực tế chỉ đạt 8.91%, nguyên nhân là so tổng cầu thấp, nền kinh tế khơng hấp thụ được tín dụng, do đó cơng cụ HMTD không phát huy được hiệu quả.
Bước sang năm 2013, nền kinh tế vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, HMTD được giảm xuống không quá 12%. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng thực tế cả năm 2013 chỉ đạt 5.03%, thấp hơn rất nhiều hạn mức đã đặt ra. Như vậy, trong vòng 3 năm, từnăm 2011 đến 2013, việc áp dụng HMTD tỏ ra không phát huy được tác dụng do không phù hợp với sức khỏe của nền kinh tế.
Năm 2014, tăng trưởng tín dụng hồn thành kế hoạch đặt ra 12-14% với mức 12.62%. Tăng trưởng tín dụng tăng mạnh thể hiện sựtăng lên của tổng cầu và sự chỉ đạo đúng hướng của NHNN.
Đến năm 2015, NHNN vẫn tiếp tục sử dụng HMTD với định hướng tăng trưởng tín dụng trong khoảng 13-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình thực tế.
Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên
Nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng ồ ạt, đặc biệt vào các lĩnh vực phi sản xuất như giai đoạn 2006 – 2010, từ 2012 đến nay, NHNN đã yêu cầu các TCTD thực hiện chuyển hướng tập trung cơ cấu tín dụng và tiến hành cho vay với lãi suất ưu đãi đối với
các lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, DNVVN, doanh nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao. Ngồi ra, các ngân hàng cũng đã triển khai nhiều chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi, như chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho vay phát triển nhà ở xã hội…. Đây là những lĩnh vực quan trọng, tạo động lực lớn, bền vững cho sự phát triển của đất nước.
Bên cạnh đó, trong năm 2011, NHNN thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, như: bất động sản, chứng khoán, vay tiêu dùng khác... đến ngày 31/12/2011 còn tối đa 16%. Đây là một quyết định rất đúng đắn nhằm hạn chế dịng vốn vào khu vựcphi sản xuất khơng hiệu quả, mức độ rủi ro cao, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn vĩ mô cho nền kinh tế.
HMTD được quy định cho các NHTM theo từng nhóm
Một trong những cách sử dụng HMTD của NHNN là áp mức tăng trưởng theo từng nhóm ngân hàng. Từ năm 2012 đến nay, hàng năm, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống, sau đó kiểm sốt chặt chẽ tăng trưởng tín dụng thơng qua phân nhóm các TCTD và theo đó giao chỉ tiêu tăng trưởng sao cho phù hợp với mức tăng trưởng toàn ngành. Việc đánh giá phân loại dựa trên các tiêu chí: chất lượng tài sản nợ, tài sản có, quy mơ vốn, năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, chất lượng nhân lực và tuân thủ các quy định. Theo đó, các TCTD được chia thành 4 nhóm, 1,2,3,4, tương ứng với các mức tăng trưởng tín dụng tối đa 17%, 15%, 8% và không tăng trưởng. Tuy nhiên, các giới hạn tăng trưởng này khơng hồn tồn cứng nhắc, NHNN có thể xem xét nới rộng room tín dụng nếu các NHTM thực sự có nhu cầu, khả năng và phù hợp với diễn biến tiền tệ, tín dụng. Thực tếđã có một số ngân hàng được chấp nhận mức tăng trưởng tín dụng tối đa lên tới 17-30%, thể hiện mức độ linh hoạt nhất định của chính sách.
Việc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD thay vì việc cào bằng cho tồn ngành trước đó đã giúp các TCTD có định hướng rõ ràng trong hoạt động của mình. Việc điều hành của NHNN cũng theo đó được thực hiện nghiêm túc và nhất quán, nâng cao hiệu quả cơ chế giám sát, kiểm tra rất chặt chẽ, tránh để các NH bắt tay nhau, lách luật, dưới nhiều hình thức gây rối loạn hệ thống, đảm bảo tuân thủ hạn mức tín dụng đã cấp.
Bên cạnh đó, việc giao chỉ tiêu tín dụng có thể xem như một quá trình đánh giá, sàng lọc trong hệ thống TCTD, phân cấp các TCTD để tiến hành tái cơ cấu hệ thống TCTD hiệu quả. Nhóm 1 gồm các TCTD tương đối lành mạnh, ổn định, hiệu quả, trong khi nhóm 2 và 3 ở mức độ tương đối thấp hơn và nhóm 4 là các TCTD yếu kém, cần phải cơ cấu lại. Do vậy, cần khuyến khích mở rộng tín dụng đối với những TCTD lành mạnh, trong khi những TCTD yếu kém hơn do khơng được tăng trưởng tín dụng nên phải tập trung giải quyết các khoản nợ trước đó, thu hồi nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng thì mới có thể tiến hành cho vay mới. Điều này khuyến khích các NHTM định hướng kinh doanh, thận trọng trong quy trình tín dụng và tạo động lực cho các NHTM nâng hạng.
Hạn chế tốc độtăng trưởng tín dụng ngoại tệ
Các chính sách quản lý ngoại hối rất quan trọng trong việc ổn định hóa mơi trường vĩ mơ, lành mạnh hóa hệ thống tiền tệ ngân hàng, thực hiện các mục tiêu của CSTT. Chính sách tín dụng ngoại tệcũng cần phải tiếp tục được điều chỉnh theo hướng hạn chế khoảng cách lợi ích của tín dụng ngoại tệ với tín dụng VND, xem đây là một trong hệ thống các giải pháp xử lý vấn đề đơ la hóa nền kinh tế.
Tín dụng ngoại tệ giúp thúc đẩy tăng trưởng của thương mại và tài chính quốc tế, giúp cho vốn di chuyển một cách dễ dàng giữa các quốc gia, góp phần thúc đẩy q trình hội nhập và quốc tế hóa của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng một lượng lớn ngoại tệ trong hoạt động tín dụng đồng thời gây trở ngại trong điều hành CSTT như: tăng tình trạng Đơ-la hóa, tăng áp lực và chi phí can thiệp của NHNN, tăng rủi ro (rủi ro ngoại hối) đối với doanh nghiệp và ngân hàng, thị trường chợ đen…
Chính vì vậy, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ việc tăng trưởng quá mạnh tín dụng ngoại tệ, năm 2010, NHNN đã thực hiện thắt chặt quy định về tín dụng ngoại tệ ở Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 6/4/2010. Nghị quyết quy định rõ: (i) số dư nợ cho vay bằng ngoại tệ thấp hơn số dư vốn huy động bằng ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và dân cư, đảm bảo khả năng an toàn thanh tốn; (ii) Kiểm sốt chặt chẽ hạn mức tín dụng, thời hạn cho vay tương ứng với thời hạn huy động vốn bằng ngoại tệ, không để xảy rủi ro kỳ hạn và thanh khoản; (iii) các biện pháp đảm bảo khả năng thu hồi nợ bằng ngoại tệ từ
nguồn thu xuất khẩu; (iv) đảm bảo khả năng thu hồi nợ bằng ngoại tệ (v) Thực hiện đúng theo chỉ đạo của NHNN; (vi) Đầu tư, nâng cấp công nghệ quản trị kinh doanh (Core Banking) để quản trị có hiệu quả kỳ hạn, lãi suất, tỷ giá và thanh khoản bằng ngoại tệ.
Cùng với đó, NHNN thực hiện tăng dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất huy động USD nhằm hạn chế nhu cầu vay ngoại tệ của nền kinh tế.
Nhờ vậy, tín dụng bằng ngoại tệ thời gian qua đã giảm đáng kể nếu đặt trong mối tương quan với tín dụng nội tệ (Hình 2.2, 2.3)
Hình 2.2: Tăng trưởng tín dụng nội tệ NHTM và tồn ngành giai đoạn 2011 – Q2/2014 Hình 2.3: Tăng trưởng tín dụng ngoại tệ NHTM và toàn ngành giai đoạn 2011 – Q2/2014 Nguồn: NHNN Nguồn: NHNN
Ngoại trừnăm 2014, tín dụng ngoại tệ lại tăng mạnh trở lại do xuất phát từ thực tế lãi suất vay ngoại tệ (USD) chỉ bằng ½ lãi suất vay nội tệ trong khi doanh nghiệp có kỳ vọng về tỷ giá được duy trì ổn định nhờ sự ổn định của các yếu tố vĩ mô và cam kết từ phía NHNN. Ngồi ra, đối tượng được vay tín dụng ngoại tệ theo quy định tại Thơng tư 29/2013/TT-NHNN ngày 6/12/2013 được mở rộng hơn so với quy định tại Thông tư 25/2009/TT-NHNN, bao gồm cả cho vay để nhập khẩu xăng dầu và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Như vậy, khi lãi suất VND giảm nhanh và cân bằng với lãi suất USD cộng với phần bù rủi ro tỷ giá thì tình hình tăng trưởng tín dụng ngoại tệ có thể sẽ trầm lắng hơn.
Tín dụng tăng mạnh vào cuối năm
Với HMTD đặt ra từ đầu năm, mặc dù kết quả tăng trưởng tín dụng thường xoay quanh mức mục tiêu đề ra nhưng thực tiễn cho thấy trong các năm 2012, 2013, 2014 tín dụng thường tăng trưởng rất khó khăn trong giai đoạn đầu năm2F
3 (thường xuyên tăng trưởng âm) và chỉ tăng trở lại từ quý thứ 2, trong khi tăng mạnh vào thời điểm quý thứ 4 (Hình 2.4)
Hình 2.4: Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống giai đoạn 2012 – 2014 (%)
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Trong khi tăng trưởng tín dụng nền kinh tế tăng mạnh vào cuối năm thì tăng trưởng tín dụng khu vực Chính phủ lại tăng khá tốt trong giai đoạn đầu năm và có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định trong cả năm, cho thấy nguyên nhân không phải xuất phát từ việc thiếu hụt vốn của TCTD. Điều này làm gia tăng quan ngại về thực trạng các TCTD tăng trưởng tín dụng ảo vào cuối năm để đón trước chính sách giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN.
2.3. Kết quảđiều hành CSTT 2.3.1. Những mặt tích cực