III. Một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao mức độ lành mạnh của các NHTM
2. Thực trạng hiệu quả cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ở Vi ệt Nam
2.2. Đánh giá cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ở Việt nam giai đoạn vừa qua
đoạn vừa qua
Những kết quảđạt được
Tín dụng đã trở thành kênh chủ yếu trong việc truyền dẫn ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế để góp phần thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ của Việt Nam. Dư nợ tín dụng tăng trưởng qua các năm góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế đất nước. Kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM đã được NHNN thực hiện quyết liệt thơng qua các cơng cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc để điều tiết lượng vốn khả dụng của các NHTM và tác động lên khả năng cung vốn ngân hàng ra thị trường theo mục đích đặt ra và thu hút mạnh tiền
từ lưu thông về. Đặc biệt, chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011, yêu cầu các tổ chức tín dụng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20% đã giúp tập trung vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống 22% đến 30/06/2011 và 16% đến 31/12/2011. Các hộ gia đình nhờ có vốn ngân hàng mà nâng cao đời sống, các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới dây chuyền cơng nghệ, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đời sống xã hội được nâng lên.
Những hạn chế còn tồn tại
Tác động truyền dẫn qua kênh tín dụng của Việt Nam đơi khi khơng được như mong muốn. Tác động của dư nợ tín dụng đến lạm phát trong một sốnăm đã không phát huy hiệu quả, đặc biệt là vào năm 2008, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới, giá xăng dầu, lương thực tăng nóng nên khơng thể giảm được áp lực lạm phát, lạm phát đã tăng đột biến lên tới 22%. Ngồi ra, hệ số ICOR ln ở mức cao so với các nước trong khu vực cho thấy môi trường đầu tư ở Việt Nam còn chưa được cải thiện, do vậy, khơng phải tăng trưởng tín dụng cịn chưa đi kèm với hiệu quảđầu tư.
Tác động truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng cịn hạn chế là do một số nguyên nhân:
- Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình tiền tệ hóa, do vậy, nhu cầu thanh tốn của nền kinh tế vượt quá hơn nhiều so với mức tăng trưởng GDP danh nghĩa, vịng quay tiền tệ khơng ổn định làm cho việc dự báo tiền tệ cịn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, thực trạng đơ la hóa nền kinh tế cũng ảnh hưởng khơng ít đến hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ.
- Hệ thống thống kê số liệu kinh tếvĩ mơ, tiền tệ cịn hạn chế. Thống kê về GDP, lạm phát chưa hoàn chỉnh, chất lượng chưa đồng nhất, có sự khác biệt giữa các nguồn khác nhau, đặc biệt, số liệu về CPI qua các năm chưa phản ánh đúng mức độ lạm phát do cơ cấu hàng hóa tính CPI cũng như phương pháp tính cịn một số bất cập. Về thống kê tiền tệ, mặc dù trong điều hành một số mục tiêu như tăng trưởng tổng
phương tiện thanh tốn (M2), hay tăng trưởng tín dụng có thể tạm coi là mục tiêu trung gian, nhưng theo hệ thống thống kê tiền tệ của NHNN, M2 cũng chưa bao hàm toàn bộphương tiện thanh toán của nền kinh tế.
- Hạn chế về năng lực phân tích dự báo, về kiến thức kinh tế vĩ mô, kinh tế lượng, năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách của đội ngũ cán bộ NHNN, năng lực điều hành, phối hợp điều hành giữa các đơn vị NHNN cũng khiến cho việc thực hiện chính sách tiền tệ thơng qua kênh tín dụng thiếu hiệu quả.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ởViệt Nam