Pháp luật về kiểm soát xungđột lợi ích trong hoạt động công vụ giai đoạn từ năm 1998 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 90 - 92)

- Về nhận diện và phòng ngừa XĐLI trong hoạt động công vụ: pháp

3.1.2. Pháp luật về kiểm soát xungđột lợi ích trong hoạt động công vụ giai đoạn từ năm 1998 đến năm

vụ giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2005

Pháp lệnh chống tham nhũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 1998 (được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2000) đã đánh dấu bước phát triển mới, làm cơ sở pháp lý quan trọng cho cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng nói chung và kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ nói riêng. Cùng với Pháp lệnh chống tham nhũng 1998, giai đoạn này Nhà nước ban hành một số văn bản pháp luật khác trong đó chứa đựng một số quy định liên quan đến kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ, cụ thể như: Pháp lệnh CB, CC 1998, Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003, Nghị định số 43/CP ngày 16/07/1996 và Nghị định số 93/CP ngày 23/08/1997 của Chính phủ. Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu (thay thế Nghị định 43/CP và Nghị định 93/CP), Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu.

Xét tổng quát, so với giai đoạn trước, pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ ở giai đoạn này có những bước phát triển rõ rệt. Ngoài những quy định mang tính chất hạn chế chung, đã có những quy định trực tiếp phòng ngừa XĐLI. Cụ thể, Pháp lệnh chống tham nhũng đã quy định cấm CB, CC [114]:

- Không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến cơng việc mà mình giải quyết.

- Không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.

- Không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngồi về các cơng việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các cơng việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia. Nếu làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 5 năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thơi việc khơng được làm việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các cơng việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm.

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của những người đó khơng được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước; khơng được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hoá, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó.

Các biện pháp phòng ngừa XĐLI đã được quy định trong Pháp lệnh chống tham nhũng và một số văn bản pháp luật khác nhưng chưa đầy đủ, chưa theo kịp sự phát triển của xã hội. Cụ thể là pháp luật chưa quy định cụ thể về sự công khai, minh bạch của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, đất đai, mua sắm tài sản công, quản lý đầu tư, xây dựng, tuyển dụng, đề bạt, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật đối với CB, CC, VC; chưa có quy định về quy tắc ứng xử của CB, CC, VC và quy tắc đạo đức nghề nghiệp; cũng như chưa có quy định về những người phải kê khai tài sản, thu nhập; những loại tài sản phải được kê khai; thời gian, điều kiện phải kê khai; việc xác minh tài sản kê khai và kết luận, công khai kết luận về sự minh bạch trong việc kê khai tài sản…

Về vấn đề phát hiện và xử lý XĐLI, pháp luật trong giai đoạn này chưa quy định cơ chế để bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh những điều CB, CC, VC không được làm; trách nhiệm của CB, CC, VC trong việc báo cáo kịp thời về hành vi tham nhũng; thiếu quy định về nghĩa vụ báo cáo về dấu hiệu XĐLI xảy ra trong cơ quan đơn vị mình cũng như trách nhiệm của CB, CC, VC biết được những tình huống XĐLI mà không báo cáo hoặc người nhận được báo cáo mà không xử lý. Nói cách khác, cịn thiếu quy trình xử lý tình huống XĐLI cũng như chế tài xử lý vi phạm về XĐLI.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)