- Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ
2.2.2. Vai trò của pháp luật về kiểm soát xungđột lợi ích trong hoạt động công vụ
kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ
Xử lý tình huống XĐLI trong hoạt động cơng vụ có nghĩa phải loại bỏ một trong các bên lợi ích hoặc kiểm sốt chặt chẽ tình huống XĐLI đó. Trong hoạt động cơng vụ khi xử lý tình huống XĐLI thì việc đặt lợi ích cơng ln được đặt lên hàng đầu. Các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ thường được pháp luật các quốc gia quy định bao gồm: Phạt tiền (có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung); Xử lý kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, hạ lương, giáng chức, cách chức và sa thải...; Xử lý hành chính. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các quy phạm pháp luật quy định về khiếu nại, tố cáo và xử lý khiếu nại, tố cáo về XĐLI: Để kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ cịn cần có cơ chế cho phép các chủ thể liên quan được khiếu nại, tố cáo và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về XĐLI. Thông qua cơ chế này Nhà nước có thể phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống XĐLI, cịn các đối tượng liên quan có thể bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình khỏi bị xâm phạm thông qua việc khiếu kiện với các cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ của các quốc gia thường bao gồm quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo; cơ chế xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy định chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về XĐLI được phát hiện do khiếu nại, tố cáo.
2.2.2. Vai trò của pháp luật về kiểm sốt xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ động công vụ
Từ phương diện lý luận, vai trị của pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ được thể hiện qua các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ góp
phần thể chế hóa và kiểm nghiệm các chủ trương, chính sách của đảng cầm quyền trong vấn đề này
Pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ luôn phản ánh đường lối, chủ trương của đảng cầm quyền trong hoạt động công vụ nói chung, cũng như trong việc kiểm soát XĐLI trong lĩnh vực này nói riêng. Bằng việc thể chế hóa thành pháp luật, đường lối chủ trương, chính sách của đảng cầm quyền về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ trở thành các quy tắc xử sự có tính bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức có liên quan và được thực hiện một cách thống nhất trên quy mơ tồn xã hội. Thông qua việc pháp điển hố chủ trương, chính sách về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ, đảng cầm quyền có thể kiềm chế, giám sát, hạn chế sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng trong bộ máy công quyền do đảng thiết lập và lãnh đạo, từ đó bảo vệ uy tín của đảng và giữ gìn sự ổn định của chế độ chính trị mà trong đó đảng đóng vai trị nịng cốt.
Bên cạnh đó, khi đã được xây dựng, pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ là phương tiện quan trọng để đảng cầm quyền kiểm nghiệm các chủ trương, chính sách của mình về kiểm sốt quyền lực và PCTN. Trên cơ sở quá trình triển khai thực hiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ, đảng cầm quyền tiếp nhận các ý kiến phản hồi để có sự sửa đổi, bổ sung chủ trương, chính sách về vấn đề này cho phù hợp với thực tiễn.
Thứ hai, pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ góp
phần tạo lập cơ sở pháp lý để kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ
Điều này trước hết thể hiện ở việc pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ là căn cứ để nhận diện XĐLI trong hoạt động công vụ. Để nhận diện XĐLI trong hoạt động công vụ, cần dựa vào các khái niệm, định nghĩa pháp lý về XĐLI, trong đó quy định các dấu hiệu đặc thù của XĐLI. Thông qua những quy định này có thể xác định và phân loại một cách nhanh chóng, chính xác các tình huống XĐLI trong hoạt động cơng vụ.
Quan trọng hơn, pháp luật về kiểm sốt XĐLI quy định một cách cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chức năng trong
việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm quy định về phòng chống XĐLI. Thông qua các quy định này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hiểu rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mình trong việc ra quyết định trong hoạt động công vụ, nhất là trong các tình huống có thể có XĐLI. Cũng thơng qua các quy định này, người dân, các tổ chức xã hội và cơ quan báo chí có thể tham gia phịng, chống XĐLI trong hoạt động của bộ máy nhà nước một cách chủ động, tích cực và hiệu quả, thơng qua nhiều cách thức khác nhau, hoặc thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm phát hiện các hành vi vi phạm các quy định về XĐLI. Mặt khác, pháp luật cũng là cơ sở pháp lý để triển khai các biện pháp bảo vệ những người tích cực tham gia vào cơng tác phịng, chống XĐLI, xử lý những trường hợp bao che, thiếu tích cực trong phòng, chống XĐLI trong hoạt động công vụ.
Thứ ba, pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ góp
phần thúc đẩy sự công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của bộ máy nhà nước, từ đó tăng cường niềm tin của người dân vào sự
liêm chính của cơ quan nhà nước, CB, CC, VC nhà nước
Như đã đề cập ở các phần trên, để kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ, việc đầu tiên là pháp luật phải có những quy định bắt buộc công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, trừ những vấn đề mà theo pháp luật thuộc bí mật nhà nước hoặc việc cơng khai sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hay các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thêm vào đó, pháp luật cũng quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cán bộ khi có yêu cầu hoặc theo quy định phải giải trình với cơ quan cấp trên, với các cơ quan có liên quan và với cơng luận về các vấn đề mà cơ quan, tổ chức, cán bộ phụ trách. Thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình sẽ giúp ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật về chống XĐLI trong hoạt động cơng vụ, vì cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước khác và người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát việc tuân thủ pháp luật về lĩnh vực này. Về lý
thuyết, đây là hai vấn đề có tính gắn kết, có tác dụng tương hỗ. Càng thực hiện tốt công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình bao nhiêu thì XĐLI trong hoạt động cơng vụ càng được kiểm soát tốt bấy nhiêu.
Thứ tư, pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ góp phần kiểm sốt quyền lực nhà nước và PCTN
Quyền lực nhà nước ln có xu hướng bị lạm dụng bởi những người nắm giữ nó. Về mặt bản chất, sự lạm dụng quyền lực nhà nước chính là hành vi tham nhũng. Để kiểm soát quyền lực nhà nước và PCTN, cần áp dụng đồng thời nhiều biện pháp, trong đó bao gồm việc ngăn ngừa và xử lý XĐLI trong hoạt động cơng vụ.
Kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ chính là xố bỏ những rủi ro tiềm tàng dẫn tới lạm dụng quyền lực nhà nước và tham nhũng, bởi khi XĐLI khơng bị kiểm sốt, CB, CC, VC có thể sử dụng quyền lực của mình để ban hành quyết định hoặc chi phối, ảnh hưởng đến việc ban hành quyết định một cách tuỳ tiện, làm tổn hại đến lợi ích cơng. Đây chính là lý do mà trong các văn bản pháp luật về kiểm soát quyền lực nhà nước và PCTN thường có các quy định về xố bỏ XĐLI trong hoạt động công vụ. Thông thường, các quy định đó thể hiện dưới dạng nghĩa vụ của CB, CC, VC phải cơng khai hóa các mối quan hệ liên quan khi thực thi công vụ, phải chịu sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền cũng như các chế tài pháp lý tương ứng nếu không tuân thủ nghĩa vụ.