- Về nhận diện và phòng ngừa XĐLI trong hoạt động công vụ: pháp
4.2.2.3. Sửa đổi, bổ sung các quy định về phòng ngừa xungđộtl ợi ích
Thứ nhất, bổ sung các quy định về công khai, minh bạch
pháp quyền, xã hội dân chủ, đồng thời là biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm đấu tranh phịng chống XĐLI trong hoạt động cơng vụ.
Hồn thiện pháp luật về XĐLI trong hoạt động công vụ ở Việt Nam cần theo hướng xây dựng, hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch, từ việc quy định trách nhiệm và phương thức công khai đến các biện pháp bảo đảm quyền yêu cầu cung cấp thông tin của người dân, đặc biệt cần chú ý đến những vấn đề sau:
Nguyên tắc công khai: Cần quy định nguyên tắc phải công khai thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này cần kiểm soát những nội dung không công khai để tránh sự tùy tiện trong việc xác định những nội dung bí mật, cản trở việc thực hiện nguyên tắc công khai. Cũng cần sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành theo hướng mở rộng công khai các tài liệu văn bản của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Nội dung cơng khai: Cần bổ sung, hồn thiện các quy định nhằm đảm bảo công khai, minh bạch quá trình ra quyết định, từ việc xây dựng đến việc thực hiện chính sách, pháp luật, đặc biệt là những nội dung có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của CB, CC, VC, người lao động và nhân dân. Đặc biệt, cần công khai kết quả hoạt động, công tác tổ chức, cán bộ, biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Hình thức công khai: Luật PCTN 2018 đã quy định 8 hình thức cơng khai và cho phép người đứng đầu lựa chọn thực hiện một hoặc một số hình thức cơng khai trong số đó. Tuy nhiên, để tăng cường công khai pháp luật cần sửa đổi theo hướng yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải lựa chọn bắt buộc các hình thức cơng khai có phạm vi rộng nhất, như qua phương tiện thơng tin điện tử, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, sau đó mới là các hình thức như công khai tại cuộc họp hay niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị,…
Cũng cần bổ sung quy định nhằm minh bạch và kiểm sốt tài sản, thu nhập của cán bộ cơng chức nhằm kiểm soát biến động tài sản, thu nhập. Mặc dù các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền
hạn đã được củng cố khá nhiều trong Luật PCTN 2018, song hiện nay khuôn khổ pháp luật về vấn đề này vẫn cần tiếp tục hoàn thiện. Một trong những quy định cần bổ sung đó là các quy định của Luật PCTN 2018 cần đảm bảo kế thừa được hệ thống minh bạch tài sản, thu nhập đang được thực hiện theo Luật PCTN năm 2005, nghĩa là dữ liệu của các bản kê khai có trước ngày 31/12/2019 có thể được sử dụng để theo dõi biến động về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn từ nay về sau.
Bên cạnh đó, pháp luật cần bổ sung quy định làm rõ các khoản thu nhập ngoài lương, bao gồm cả nguồn gốc thu nhập và số tiền. Cũng cần quy định những trường hợp cơ quan có thẩm quyền chủ động tiến hành xác minh tài sản, thu nhập; thực hiện việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm, giải trình thu nhập đối với những giao dịch, khoản chi tiêu có giá trị lớn hoặc có dấu hiệu bất thường. Bổ sung chế tài xử lý đối với người kê khai tài sản khơng trung thực, khơng giải trình được nguồn gốc của tài sản tăng thêm và xử lý tài sản không kê khai, tài sản tăng thêm không được giải trình một cách hợp lý.
Để giúp CB, CC, VC, người dân kiểm soát XĐLI, cũng cần mở rộng quy định về công khai bản kê khai tài sản thu nhập theo hướng ngồi u cầu cơng khai tại nơi làm việc, hội nghị cử tri nơi cơng tác của người đó, tại kỳ họp của Quốc hội, HĐND, cịn cần phải cơng khai tại nơi cư trú. Quy định này cần áp dụng đối với mọi đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập. Đối với vị trí lãnh đạo chủ chốt từ cấp tỉnh trở lên như ủy viên UBTV tỉnh ủy, các trưởng phòng, ban thuộc UBND tỉnh, Bí thư, Chủ tịch UBND cấp huyện trở lên thì cịn cần bổ sung quy định bắt buộc công khai tài sản thu nhập trên các phương tiện thơng tin đại chúng, vị trí lãnh đạo từ Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch tỉnh trở lên cần cơng khai trên mạng Internet để cả xã hội giám sát, qua đó nâng cao được trách nhiệm giải trình, sự liêm chính của CB, CC, VC, nhất là những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Thứ hai, bổ sung quy định hạn chế liên quan đến lợi ích cá nhân CB,
CC, VC
- Quy định liên quan đến quà tặng: Pháp luật đã quy định CB, CC, VC
đến cơng việc do mình đang giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, pháp luật cũng cần quy định cụ thể quy trình xử lý các khoản quà tặng.
Đối với một số trường hợp ngoại lệ như quà tặng liên quan đến hoạt động đối ngoại, lễ tân, dưới danh nghĩa cơ quan, tổ chức, đơn vị và quà tặng mang giá trị tinh thần, văn hóa khơng thể từ chối được thì CB, CC, VC trong thời hạn 03 ngày phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức đơn vị mình và cơng khai danh tính của người tặng quà.
Trường hợp CB, CC, VC khơng xác định được tính chất của quà tặng thì trong thời hạn 03 ngày phải báo cáo cho thủ trưởng trực tiếp của mình để giải quyết. Báo cáo cần nêu rõ: ngày nhận được quà tặng, tên địa chỉ của người gửi quá.. Thủ trưởng hoặc cán bộ được phân công lưu giữ báo cáo quà tặng có trách nhiệm lưu giữ báo cáo trong thời hạn 5 năm kể từ ngày nhận được báo cáo. Việc báo cáo và nộp lại quà tặng sẽ không bị xử phạt nếu thực hiện theo quy định.
Trường hợp CB, CC, VC khó trả lại quà tặng thì cần quy định nguyên tắc xử lý theo hướng: nếu quà tặng khơng có giá trị kinh tế như bị hỏng hoặc đã bị biến chất thì xử lý vứt bỏ. Nếu có nguy cơ giá trị của quà tặng bị suy giảm hoặc bị hỏng nếu khơng bảo quản tốt, khơng kịp xử lý thì tặng cho các cơ sở phúc lợi xã hội. Các trường hợp khác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý CB, CC, VC quyết định việc tổ chức bán quà tặng hoặc chuyển cho các cơ sở phúc lợi xã hội. Việc bán quà tặng phải được tổ chức công khai. Người nộp lại quà tặng theo quy định được ưu tiên mua lại quà tặng. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bán quà tặng, tiền thu được từ việc bán quà tặng, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan đến việc bán quà tặng phải được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
- Quy định liên quan đến việc làm thêm trong khi đang làm việc hoặc
sau khi đã nghỉ hưu, nghỉ làm việc trong khu vực công. Những quy định này
bao gồm các vấn đề liên quan đến hạn chế việc làm thêm, việc làm sau khi nghỉ hưu, nắm giữ các hợp đồng với Chính phủ, thành viên của các tổ chức phi chính phủ… Mặc dù pháp luật hiện hành đã có quy định hạn chế CB, CC,
VC tham gia hoạt động ngồi cơng vụ và sau khi đã nghỉ hưu, nghỉ làm việc trong khu vực công, tuy nhiên những hạn chế cụ thể trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn đến khó khăn trong q trình thực hiện.
Ngồi ra, để hoàn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ cũng cần bổ sung những quy định như:
- Bổ sung quy định giới hạn số lượng vốn hoặc cổ phần/cổ phiếu mà
cơng chức có thể nắm giữ. Cần bổ sung quy định CB, CC, VC không được là
thành viên góp vốn, thành viên hợp danh, cổ đơng sở hữu từ 10% cổ phần trở lên trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cũng cần bổ sung quy định CB, CC, VC khơng được là thành viên góp vốn, thành viên hợp danh, cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lên trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh thuộc lĩnh vực trước đây mà mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn 03 năm kể từ khi thôi giữ chức vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định thời hạn dài hơn thì áp dụng quy định của pháp luật đó.
- Quy định hạn chế liên quan đến người thân: Cần bổ sung quy định:
+ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc CB, CC, VC không được làm đồng thời không được thực hiện các công việc như: (i) Tiếp nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm, bố trí vợ, chồng, con đẻ, con ni, con dâu, con rể, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu làm công tác tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho hoặc làm việc tại các vị trí có nguy cơ phát sinh tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc hoặc mua bán hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; (ii) Bố trí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với người thuộc một trong các trường hợp: Có bố đẻ, bố ni, mẹ đẻ, mẹ ni, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu làm công tác tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ
kho hoặc làm việc tại các vị trí có nguy cơ phát sinh tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người đó được dự kiến bố trí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc; Có vợ, chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh, cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lên trong doanh nghiệp hoặc kinh doanh trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người đó được dự kiến bố trí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu.
+ Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, (Tổng) Giám đốc, Phó (tổng) giám đốc, Kế tốn trưởng và người giữ chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được làm những việc: (i) Để doanh nghiệp mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính là vợ, chồng, bố đẻ, bố ni, mẹ đẻ, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của mình giao dịch với doanh nghiệp nhà nước mà mình giữ chức vụ quản lý; (ii) Bố trí vợ, chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của mình giữ chức vụ quản lý về cơng tác tổ chức nhân sự, kế tốn - tài vụ, kế hoạch, làm thủ quỹ, thủ kho hoặc mua bán hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp nhà nước mà mình giữ chức vụ quản lý