Những công trình nghiên cứu về chiến lược và pháp luật kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 34 - 36)

- Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ

1.2.2. Những công trình nghiên cứu về chiến lược và pháp luật kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ

Những cơng trình nghiên cứu về vấn đề này ở nước ngoài khá phong phú, trong đó tiêu biểu có thể kể như sau:

- Cuốn sách Quản lý XĐLI trong dịch vụ công của OECD [101] nêu ra các hướng dẫn về kiểm sốt XĐLI trong khu vực cơng. Các hướng dẫn này được xây dựng dựa trên việc tổng hợp, phân tích so sánh các quy định pháp luật có liên quan của những quốc gia OECD như Úc, Canada, Pháp, Đức, New Zealand, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Mỹ …

- Cuốn sách Đấu tranh chống tham nhũng tại các nền kinh tế châu Á -

Thái Bình Dương của OECD và ADB (2007) [71] bao gồm các bài viết đề cập

đến một số biện pháp phịng ngừa XĐLI có hiệu quả đã được kiểm chứng ở nhiều quốc gia.

- Cuốn sách Hành động chống tham nhũng ở khu vực châu Á - Thái

Bình Dương của ADB và OECD (2008) [47] đề cập đến các biện pháp và thách thức trong phòng chống tham nhũng ở khu vực, trong đó bao gồm vấn đề phòng ngừa và giải quyết XĐLI, đặc biệt là với những trường hợp liên quan đến lợi ích công và tư của công chức.

- Cuốn sách Việc cơng, lợi ích tư: Bảo đảm trách nhiệm giải trình

thơng qua cơng khai thu nhập, tài sản (nằm trong Bộ tài liệu sáng kiến thu hồi

tài sản thất thoát (StAR) của Ngân hàng Thế giới năm 2012) [68], chỉ ra rằng: + Các hệ thống phòng ngừa XĐLI thường được thiết kế để hợp tác với công chức nhằm ngăn chặn những tình huống có nguy cơ phát sinh hành vi thiếu đạo đức hay tiềm ẩn hành vi thiếu đạo đức.

+ Các quy định về XĐLI sẽ tạo ra hay bổ sung một khung hệ thống đạo đức hướng dẫn cơng chức tránh được các tình huống mà trong đó XĐLI có thể tạo ra kẽ hở cho những hành vi tham nhũng.

+ Mục đích của việc kê khai tài sản thu nhập là giúp người kê khai phát hiện được các XĐLI tiềm tàng trước khi xung đột xảy ra.

+ Hệ thống XĐLI chú trọng đến phòng ngừa nhưng khi XĐLI thực sự xảy ra cần có cơ quan và các biện pháp chế tài xử lý phù hợp

- Cuốn sách Tham nhũng và XĐLI: Tiếp cận từ góc độ luật so sánh của Jean - Bernard Auby, Emmanuel Breen và Thomas Perroud [137], phân tích các quy định về phòng chống XĐLI ở một số nước như Pháp, Anh, Tunisia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ... và những nỗ lực trong vấn đề này của một số tổ chức quốc tế như WTO, WB, OECD. Nghiên cứu chứng minh rằng chống XĐLI là công việc khó khăn thậm chí cả với những tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu, vì vậy, để chống XĐLI cần phải áp dụng nhiều biện pháp bao gồm các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Cuốn sách Vấn đề việc làm sau khi cán bộ, công chức, viên chức rời khỏi vị trí cơng tác: Các hoạt động thực tiễn tốt nhằm phòng ngừa XĐLI của OECD [72] tổng hợp kết quả khảo sát những quy định về chống XĐLI tại 30 quốc gia thành viên tổ chức này. Nghiên cứu khẳng định hiện tượng di chuyển công tác giữa hai khu vực công - tư tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ XĐLI, từ đó đưa ra các nguyên tắc và khung quy định về quản lý XĐLI sau khi CB, CC, VC rời khỏi vị trí cơng tác. Nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn các quốc gia OECD đã xây dựng các chuẩn mực việc làm sau khi rời khỏi vị trí cơng tác để phịng chống XĐLI trong khu vực cơng.

- Cuốn sách Quản lý XĐLI trong dịch vụ công: Hướng dẫn và khái quát

của OECD [141] tập hợp những hướng dẫn của tổ chức này về quản lý XĐLI trong dịch vụ cơng, qua đó giúp các chính phủ xem xét và xây dựng những chính sách tồn diện về XĐLI dành cho khu vực công phù hợp với thực tiễn. Cuốn sách cũng cung cấp đánh giá tổng quan về kinh nghiệm của các nước thành viên OECD như Canada, Italia, Pháp, Ba Lan, Hoa Kỳ, Đức... trong quản lý XĐLI.

- Cuốn sách Tổng quan so sánh chính sách và thực tiễn XĐLI của 9 nước thành viên EU [142], cung cấp những thơng tin tồn diện, có phân tích

so sánh chính sách và thực tiễn về quản lý XĐLI của 9 nước thành viên Liên minh châu Âu, đồng thời nêu ra một số khuyến nghị với các nước thành viên khác trong vấn đề này.

- Cuốn sách Bộ công cụ quản lý XĐLI trong khu vực công của ICAC

[134] cũng cấp những hướng dẫn cụ thể của ICAC về quản lý XĐLI trong khu vực công. Tài liệu cũng nêu ra định nghĩa và phân loại các loại hình XĐLI.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)