- Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ
2.3.2. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ
Tiêu chí được hiểu là đặc trưng, dấu hiệu làm cơ sở, căn cứ để nhận biết, xếp loại các sự vật, các khái niệm [125].
Đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật là một cơng việc phức tạp, địi hỏi phải dựa trên những tiêu chí nhất định. Các tiêu chí này phải có tính khoa học, được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí hồn thiện pháp luật nói chung đồng thời phải tính đến những yếu tố đặc thù của việc kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ và pháp luật về vấn đề này.
Từ khái niệm tiêu chí nêu trên và các khái niệm đã được làm rõ về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ, có thể xác định khái niệm "tiêu chí
đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ" là những dấu hiệu đặc trưng được xác định trước làm cơ sở để đo lường và/hoặc xác định mức độ hiệu quả trên thực tế của pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ sau khi ban hành.
Thông thường để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật, người ta dựa vào các dấu hiệu cơ bản là: tính tồn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và kỹ thuật lập pháp: "Hệ thống pháp luật hồn thiện địi hỏi phải bảo đảm được những tiêu chuẩn, những yêu cầu nhất định như tính phù hợp, tính tồn diện, tính đồng bộ và trình độ kỹ thuật pháp lý cao, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống đang đặt ra" [34, tr.73]. Các dấu hiệu này cũng được sử dụng để đánh giá mức độ hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ, thể hiện cụ thể như sau:
Một là, tính phù hợp
Pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ phải có nội dung phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của đảng cầm quyền về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ, đồng thời phải phù hợp với các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Liên quan đến khía cạnh thứ hai, pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ phải cân bằng với trình độ phát triển về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội của các quốc gia ở mỗi thời kỳ. Nói cách khác, pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ phải phản ánh đúng trình độ phát triển của nền kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội của đất nước, khơng cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Biểu hiện của sự phù hợp là khả năng thúc đẩy sự phát triển ổn định về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội của đất nước.
Ngồi ra, ở Việt Nam, pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ cịn cần phù hợp với những nguyên tắc, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và với các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, cụ thể như UNCAC.
Hai là, tính tồn diện
Để đánh giá mức độ hồn thiện của pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ thì tính tồn diện được coi là tiêu chí hàng đầu đồng thời là
tiêu chuẩn cơ bản thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Cũng như đối với hệ thống pháp luật nói chung, tính tồn diện là tiêu chuẩn để "định lượng" nhằm tiếp tục nghiên cứu để "định tính" pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ. Tính tồn diện địi hỏi pháp luật phải bảo đảm có đầy đủ các chế định và các quy định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này, từ các quy định chung cho đến quy định về các vấn đề cụ thể như các quy định hạn chế về hành vi đối với CB, CC, VC; quy định về cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; quy định về giám sát, xử lý khiếu nại, tố cáo và những vi phạm pháp luật về XĐLI trong hoạt động cơng vụ.
Ba là, tính đồng bộ, thống nhất
Tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật thể hiện trên hai mức độ đó là sự thống nhất, đồng bộ trong chính văn bản quy phạm pháp luật và tính thống nhất, đồng bộ trong tồn bộ hệ thống pháp luật. Theo đó, việc ban hành, sửa đổi hay bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ phải bảo đảm không mâu thuẫn, chồng chéo, triệt tiêu lẫn nhau, cũng như bảo đảm sự hài hoà, liên kết chặt chẽ với các văn bản khác trong hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, cũng địi hỏi pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ phải thể hiện rõ được tính thứ bậc của hệ thống văn bản pháp luật theo nguyên tắc văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn và phù hợp với Hiến pháp. Cụ thể, các quy định pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trước hết trong nội bộ hệ thống pháp luật về kiểm sốt XĐLI, đồng thời khơng mâu thuẫn, chồng chéo với hệ thống quy phạm pháp luật chuyên ngành khác như: pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; pháp luật về đấu thầu, kinh doanh; pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước…
Bốn là, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch
Trong quá trình hội nhập quốc tế và yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay thì tính cơng khai, minh bạch của hệ thống pháp luật phải được thể hiện trong tất cả quá trình xây dựng, ban hành và thực thi các văn bản QPPL. Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm
pháp luật thì bên cạnh việc quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục chặt chẽ đối với các cơ quan nhà nước thì cần bảo đảm sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và quyền tiếp cận của người dân sau khi văn bản được ban hành.
Tính cơng khai thể hiện ở việc các quy định của pháp luật cho phép người dân có quyền tiếp cận với những thơng tin, tài liệu chính thức của các cơ quan nhà nước, mọi hoạt động, tài liệu của Nhà nước (trừ những tài liệu thuộc bí mật quốc gia) được công bố hoặc phổ biến, truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tính minh bạch địi hỏi các quy định của pháp luật phải rõ ràng, cụ thể, không được mập mờ, khó hiểu dẫn đến sai lệch trong nhận thức và áp dụng. Những yêu cầu này cũng phải được áp dụng khi hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ. Khi sự công khai, minh bạch khơng được đề cao, q trình hoạt động cơng vụ sẽ dẫn đến có những kẻ hở, tạo cơ hội để chủ thể thực hiện công vụ nhũng nhiễu, hạch sách người dân, là môi trường để những hành vi tham nhũng, tiêu cực nảy sinh. Đối với pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ, tính cơng khai, minh bạch giúp người dân được tiếp cận với các thông tin cho phép người dân giám sát hoạt động của cán bộ, cơng chức, viên chức từ đó chất vấn, chỉ trích và cản trở các hành động của chính quyền mà họ khơng đồng tình, cũng như cho phép họ tìm cách uốn nắn các hành vi sai trái của các quan chức. Hay nói cách khác, giám sát được những XĐLI trong hoạt động cơng vụ, từ đó nâng cao hiệu quả và bảo đảm khả năng "đi vào cuộc sống" của các văn bản, quy phạm pháp luật.
Năm là, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi
Xét về mặt lý thuyết, tính hiệu quả của pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ chính là khả năng tác động vào các quan hệ xã hội về kiểm soát XĐLI. Theo nghĩa rộng, hiệu quả của pháp luật về kiểm soát XĐLI gắn liền với hiệu quả hoạt động công vụ của CB, CC, VC và hiệu quả công tác PCTN.
Tính khả thi phản ánh khả năng thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Nếu pháp luật được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành mà không thể đi vào đời sống xã hội thì pháp luật đó chỉ tồn tại trên giấy. Tính khả thi thể hiện những văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát XĐLI trong
hoạt động cơng vụ khơng chỉ có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ trong thực tiễn mà cịn có khả năng giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong tương lai. Ngồi ra, tính khả thi của pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ cịn thể hiện ở sự phù hợp với năng lực thực thi pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, của cán bộ, cơng chức làm việc trong các cơ quan thực thi pháp luật, trình độ nhận thức của người dân và các điều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất.
Pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ muốn hiệu quả, khả thi phải đồng thời bảo đảm được tính tồn diện, tính đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp và kỹ thuật lập pháp.
Sáu là, kỹ thuật lập pháp
Kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ là vấn đề rộng, phức tạp nên pháp luật về vấn đề này phải có cơ cấu các chế định, quy định chặt chẽ, mạch lạc, rõ ràng, không chồng chéo lẫn nhau. Các chế định, các quy định phải được thể hiện trong một hệ thống văn bản bảo đảm khoa học, chặt chẽ về mặt hình thức, nội dung, trong đó tuân thủ nghiêm các yêu cầu về thứ bậc hiệu lực pháp lý giữa các văn bản. Văn bản pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ phải được trình bày bằng ngôn ngữ pháp lý phổ thông, chuẩn xác, đơn nghĩa, trong sáng về ngôn ngữ, bảo đảm dễ hiểu và phù hợp với khả năng nhận thức, ý thức pháp luật của xã hội. Tất cả những u cầu đó địi hỏi q trình xây dựng, hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ phải có sự nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng và phải có kỹ thuật lập pháp cao.
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hồn thiện pháp luật về kiểm sốt xung đột lợi ích trong hoạt động cơng vụ