Quy định nhằm phát hiện và xử lý xungđột lợi ích trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 113 - 118)

- Về nhận diện và phòng ngừa XĐLI trong hoạt động công vụ: pháp

3.2.1.3. Quy định nhằm phát hiện và xử lý xungđột lợi ích trong hoạt

động công vụ

(1) Về phát hiện XĐLI

phát hiện các tình huống XĐLI của bản thân CB, CC, VC, cũng như trách nhiệm của cơ quan nhà nước và xã hội trong việc phát hiện XĐLI. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng ngành, lĩnh vực mà quy tắc ứng xử trong ngành, lĩnh vực đó có thể quy định trách nhiệm của CB, CC, VC phải chủ động phát hiện tình huống XĐLI của mình. Ví dụ, tại điểm d, khoản 1, Điều 2 Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra quy định: cán bộ thanh tra phải báo cáo với người ra quyết định thanh tra và trưởng đoàn thanh tra khi cán bộ thanh tra có quan hệ họ hàng, thân thiết với đối tượng thanh tra và đề nghị rút tên khỏi đồn thanh tra.

Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam đã có quy định về những vấn đề sau: - Trách nhiệm khi xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức,đơn vị: thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Trách nhiệm trong thi hành các quy định về PCTN (bao gồm cả quy định về kiểm soát XĐLI): thuộc về Thanh tra Chính phủ, Kiểm tốn Nhà nước, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

- Trách nhiệm giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CB, CC, VC: Thuộc về thanh tra các cấp (bộ, sở, tỉnh, huyện) và thanh tra chuyên ngành của Bộ Nội vụ và Sở Nội vụ (Điều 74, 75 Luật CB,CC 2008; Điều 50 Luật Viên chức 2010).

- Trách nhiệm phát hiện các hành vi vi phạm về quà tặng: Thuộc về cơ quan thanh tra, giám sát và kiểm toán Nhà nước (Quyết định số 64).

- Trách nhiệm hướng dẫn chung và thực thi các quy định về minh bạch thu nhập và tài sản: Thuộc về Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trong việc phát hiện XĐLI, xã hội có vai trị quan trọng. Vấn đề này được quy định tại Chương VI Luật PCTN; Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCTN về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN; Chương 6, Nghị định 59/2013/NĐ-CP ngày 17/06/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật PCTN; Điều 33, Nghị định số 78 (năm 2013). Những quy định này tập trung đề cập đến vai trò của người dân, doanh nghiệp, tổ chức quần chúng, các tổ

chức nghề nghiệp, ban thanh tra nhân dân, báo chí trong việc giám sát việc chấp hành Luật PCTN mà bao gồm cả các quy định về XĐLI. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực thi các quy định về minh bạch tài sản và thu nhập.

Trong thực tế, nhiều vụ việc mang tính chất XĐLI được phát hiện dựa trên cơ sở khiếu nại, tố cáo của người dân và doanh nghiệp.Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm quy định về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ hiện được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, cụ thể là tại các Điều 7, 8, 11 và 17 đến 23 Luật Khiếu nại (2011); Điều 19, 20 và 31 Luật Tố cáo (2011) (từ Điều 12-20 Luật Tố cáo 2018-hiệu lực 01/01/2019); Chương 3 phần 3 Luật PCTN; Chương 6 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/06/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật PCTN. Trong vấn đề này, về nguyên tắc tố cáo nặc danh sẽ không được xem xét, song pháp luật cũng quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ nghiên cứu, xem xét những tố cáo nặc danh nhưng có nội dung rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh.

(2) Về xử lý XĐLI

Pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có quy định cụ thể về quy trình xử lý XĐLI trong hoạt động công vụ. Tuy nhiên, trong một số tình huống đã bước đầu có quy định hướng dẫn cơ quan nhà nước, CB, CC, VC cách thức xử lý khi tình huống này xuất hiện. Cụ thể:

Luật PCTN 2018 có một điều khoản riêng (Điều 23) quy định về kiểm soát XĐLI. Theo Điều 23:

"1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có XĐLI thì phải báo cáo người có thẩm quyền để xem xét, xử lý.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện có XĐLI của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thơng tin, báo cáo cho người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý.

3. Người trực tiếp quản lý, sử dụng người có chức vụ, quyền hạn khi phát hiện có XĐLI và nếu thấy việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ

không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực thì phải xem xét, áp dụng một trong các biện pháp sau đây:

a) Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ được giao của người có XĐLI; b) Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ được giao của người có XĐLI;

c) Tạm thời chuyển người có XĐLI sang vị trí cơng tác khác".

Quy trình xử lý XĐLI trong hoạt động cơng vụ chính là trình tự các bước CB, CC, VC và người có thẩm quyền căn cứ vào đó thực hiện để phối hợp xử lý các tình huống XĐLI khi tình huống này xuất hiện nhằm kiểm sốt hiệu quả các XĐLI. Có quy trình xử lý giúp cho những người có liên quan biết được trách nhiệm của họ là gì, cần tiến hành theo những bước nào và kết quả cần đạt được khi gặp phải các tình huống XĐLI. Khi có một quy trình cụ thể, rõ ràng giúp các bên có liên quan phối hợp nhịp nhàng, đúng trình tự, kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ một cách hiệu quả.

Việc mới chỉ dừng lại ở các quy định mang tính chung chung như hiện nay sẽ dẫn đến gây khó khăn cho bản thân CB,CC, VC khi được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ phát hiện XĐLI, khó khăn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện XĐLI của người có chức vụ, quyền hạn và chính bản thân người có thẩm quyền xử lý XĐLI. Bởi lẽ, khơng có quy trình cụ thể thì khơng có cơ sở để áp dụng trong thực tiễn, mặt khác không đánh giá được tính đúng đắn cũng như trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, khi xảy ra vi phạm khơng có căn cứ pháp lý rõ ràng để xử lý. Đồng thời dễ dẫn đến kẽ hở, tạo tình trạng né tránh, quanh co khi xử lý XĐLI.

Hiện tại, Luật PCTN và Luật Tố cáo có quy định về việc cơng khai bản kê khai tài sản và thu nhập, thủ tục xác minh, kết luận, công khai kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập (Điều 47, 48, 49, 50 Luật PCTN, Chương III Luật Tố cáo). Sau khi có đơn tố cáo, theo yêu cầu hoặc phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập khi xét thấy cần thiết thì sẽ tiến hành xác minh. Tuy nhiên, hiện pháp luật chưa quy định tiến hành điều tra dựa trên các đơn tố cáo nặc danh hoặc chủ động điều tra một số bản kê khai tài sản và thu nhập được lựa chọn.

Về vấn đề quà tặng, pháp luật cũng chưa quy định một cơ chế rõ ràng mà mới chỉ có yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý việc tặng quà phải thông báo cho các cơ quan, tổ chức,đơn vị quản lý người tặng quà "để xem xét và sau đó xử lý". Tương tự, pháp luật cũng chưa quy định cơ chế cụ thể về việc sử dụng những thông tin đã được công bố về kết quả tuyển dụng, đề bạt và đấu thầu để điều tra và phát hiện các trường hợp vi phạm.

Đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát XĐLI, pháp luật hiện hành đã quy định một số chế tài xử phạt như sau:

+ Xử phạt tiền: Quy định tại Điều 281, 282 và 283, Bộ luật Hình sự 2015; Điều 68, 69 Luật PCTN.

+ Xử lý kỷ luật: Điều 68, 69 và 53a, Luật PCTN; Điều 78 và 79, Luật

CB, CC (2008); Luật Viên chức (2010).

Theo Luật CB, CC và Luật Viên chức thì CB, CC, VC vi phạm các luật này (bao gồm cả các quy định về XĐLI), tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ lương, giáng chức, cách chức và sa thải; cán bộ, CC, VC phạm tội hình sự và bị kết án bởi tòa án sẽ bị sa thải. Hình thức tạm đình chỉ cơng tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí khác sẽ được áp dụng cho CB, CC, VC nếu xét thấy người đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xác minh, xem xét, xử lý hành vi tham nhũng. Theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 78 về minh bạch thu nhập và tài sản, các hình thức kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo hoặc xử phạt nặng hơn) sẽ được áp dụng cho những người chịu trách nhiệm về việc công bố thông tin về thu nhập và kê khai tài sản chậm.

Theo Quyết định số 64 về việc tặng, nhận và bàn giao quà, các cơ quan, tổ chức,đơn vị và CB, CC, VC nhận quà không đúng quy định, không báo cáo hoặc báo cáo khơng trung thực thì tuỳ theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của vi phạm mà bị xử lý theo pháp luật.

+ Xử lý hình sự: Theo quy định tại Điều 68, 69 Luật PCTN, người có hành vi tham nhũng hoặc các hành vi vi phạm các quy định của Luật PCTN sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc hình sự. Các Điều 281, 282 và 283 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, những cơng chức lợi dụng quyền hạn hoặc vị trí của mình sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 đến 5 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)