- Về nhận diện và phòng ngừa XĐLI trong hoạt động công vụ: pháp
3.2.1.2. Quy định về phòng ngừa các tình huống xungđột lợi ích
trong hoạt động cơng vụ
Đây là nhóm quy định chủ yếu trong pháp luật hiện hành về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ ở Việt Nam hiện nay. Nhóm quy định này đề cập đến những nội dung cụ thể sau đây:
Một là, các quy định mang tính nguyên tắc chung nhằm bảo đảm tính
khách quan liêm chính của CB, CC, VC trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, bao gồm:
Thứ nhất, quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ: Công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ được quy định trong Luật PCTN như là một nguyên tắc nền tảng. Theo đó, chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được cơng khai, minh bạch và mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị phải cơng khai hoạt động của mình, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác có thể được giữ kín theo quy định của Chính phủ. Hình thức cơng khai được quy định tại Điều 12 Luật PCTN 2005 với 07 dạng chung. Luật PCTN 2018 quy định tại Điều 11 với 08 hình thức.
Luật PCTN 2005 quy định cụ thể nội dung công khai đối với một số lĩnh vực chính như mua sắm công và xây dựng cơ bản, quản lý dự án đầu tư xây dựng, tài chính và ngân sách nhà nước, việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, trong lĩnh vực giáo dục (từ Điều 13 đến Điều
30 Luật PCTN 2005). Tuy nhiên, Luật PCTN 2018 chỉ dừng lại ở việc quy định khung nội dung cần phải công khai, minh bạch (Điều 10). Theo Khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về các nội dung sau đây: a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và cơng dân; b) Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính cơng, tài sản cơng hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; c) Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; d) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch. Khoản 2 Điều này quy định, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngồi nội dung cơng khai, minh bạch quy định tại khoản 1 Điều này cịn phải cơng khai, minh bạch về thủ tục hành chính.
Sự sửa đổi theo hướng chỉ quy định khung các vấn đề mà các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai minh bạch trong hoạt động là hợp lý để đảm bảo sự thống nhất, tránh chồng chéo với nội dung này mà được quy định trong các văn pháp pháp luật chuyên ngành.
Thứ hai, quy định trách nhiệm giải trình trong thực thi cơng vụ: Trách
nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao được nêu trong Luật PCTN, Luật Công nghệ thông tin 2006, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007 và Luật Tiếp cận thông tin 2016. Những quy định này là căn cứ pháp lý quan trọng để đảm bảo trách nhiệm giải trình của cơ quan, CB, CC, VC được thực thi trên thực tế.
Cụ thể, Điều 32a Luật PCTN 2005 (Điều 15 Luật PCTN 2018) quy định: Khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó. Bên cạnh đó, nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm của CB, CC còn được quy định tại Điều 46b Luật PCTN
2005 (Điều 41 Luật PCTN 2018). Từ một góc độ khác, ngồi việc u cầu cơ quan nhà nước phải chủ động công khai, minh bạch thơng tin, Luật Tiếp cận thơng tin 2016 (có hiệu lực từ 01/07/2018) còn quy định quyền được yêu cầu cung cấp thông tin của người dân. Theo Luật này, người dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin, và các cơ quan nhà nước nhận được yêu cầu trong thời hạn luật định phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những thơng tin mà người dân yêu cầu, trừ những thông tin không được cung cấp theo luật định.
Tương tự, theo Luật Công nghệ thông tin năm 2006, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng cơng nghệ thơng tin có quyền tìm kiếm, trao đổi, sử dụng thông tin trên môi trường mạng (trừ một số thông tin có nội dung được Luật quy định). Trang tin điện tử của cơ quan nhà nước phải bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy cập thuận tiện và phải có những thơng tin chủ yếu phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin. Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007 cũng có quy định về cơng khai minh bạch ở chính quyền cấp xã và quy định về "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"…
Thứ ba, quy định mang tính nguyên tắc đối với CB, CC, VC: Điều 15,
Luật CB, CC quy định: "Cán bộ và công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư trong hoạt động công vụ". Điều 18 Luật CB, CC quy định những việc CB, CC không được làm liên quan đến hoạt động cơng vụ, trong đó cấm "Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi". Điều 16, Luật VC cũng quy định nghĩa vụ của VC là "có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư", "tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức". Như vậy, trong hoạt động công vụ, các nghĩa vụ chung của CB, CC, VC là "có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư". Quy định này có mục đích loại bỏ nguy cơ nảy sinh XĐLI tiềm ẩn trong hoạt động cơng vụ.
Ngồi ra, Luật PCTN 2005 cịn quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền quản lý có trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi CB, CC, VC làm việc tại một số vị trí liên quan đến quản lý ngân sách, tài sản của
Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. Việc chuyển đổi vị trí cơng tác phải theo kế hoạch và được công khai trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc chuyển đổi vị trí cơng tác chỉ áp dụng đối với CB, CC, VC không giữ chức vụ quản lý. Quy đuy định cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền quản lý có trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển CB, CC, VC làm việc tại một số vị trí liên quan đến quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước.
Luật PCTN năm 2005 chỉ quy định việc chuyển đổi vị trí cơng tác của CB, CC, VC không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý làm việc tại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, Luật PCTN 2018 khơng quy định vị trí nào phải chuyển đổi mà chỉ quy định chung là CB, CC không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và VC trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được chuyển đổi vị trí để phịng ngừa tham nhũng. Luật mới cũng bổ sung nguyên tắc: Việc chuyển đổi vị trí cơng tác phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và khơng làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với CB, CC, VC vì vụ lợi hoặc để trù dập CB, CC, VC . Ngoài ra, Luật PCTN 2018 cũng quy định cụ thể thời hạn chuyển đổi: Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.
Hai là, các quy định về cơng khai liên quan đến lợi ích cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức
Công khai, minh bạch là biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng nói chung, kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ nói riêng. Cơng khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và CB, CC, VC nhà nước. Công khai, minh bạch sẽ làm cho CB, CC, VC nhà nước có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, cơng vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định, từ đó góp phần phịng ngừa XĐLI. Ngồi ra,
cơng khai, minh bạch trong quá trình ra quyết định cịn góp phần thúc đẩy sự đóng góp của cơng chúng vào q trình đó, đồng thời bảo đảm cho cơng chúng được tiếp cận thông tin một cách hiệu quả. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng trong UNCAC mà Việt Nam là một trong số các nước thành viên.
Hiện tại, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về cơng khai quà tặng, tài sản, nợ và thu nhập, việc làm thêm của CB, CC, VC, cụ thể như sau:
(1) Quy định về yêu cầu công khai quà tặng
Các quy định về công khai quà tặng được nêu tại Luật PCTN và các điều từ Điều 9 đến 12 Quyết định số 64 (2007) của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của CB, CC, VC. Theo các điều và văn bản trên, CB, CC, VC chỉ được nhận quà tặng theo đúng quy định của pháp luật và phải ký xác nhận, đồng thời phải kê khai thu nhập trong trường hợp pháp luật có yêu cầu.Đối với quà tặng không đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng thì CB, CC, VC phải từ chối và giải thích rõ lý do với người tặng quà. Trong trường hợp không thể từ chối được, CB, CC, VC phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp và nộp lại quà tặng cho cơ quan, đơn vị mình trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quà tặng. Trường hợp báo cáo và nộp lại quà tặng chậm so với thời hạn nêu trên thì người nhận quà tặng phải giải trình rõ lý do. Riêng đối với quà tặng từ họ hàng, người thân trong gia đình mà những người đó khơng có mối quan hệ về lợi ích liên quan đến hoạt động công vụ của người được tặng quà, và quà tặng từ những cơ quan, đơn vị, cá nhân không liên quan đến hoạt động công vụ của người được tặng q thì CB, CC, VC được tặng q khơng phải báo cáo với cơ quan, đơn vị. Quà tặng chỉ phải cơng bố trong nội bộ, có nghĩa là trong cơ quan, đơn vị của công chức liên quan, không cần công bố công khai. Các quy định này không áp dụng đối với vợ/chồng, con và các thành viên gia đình khác của CB, CC, VC.
(2) Quy định về công khai tài sản, nợ và thu nhập
Quy định về vấn đề này được thể hiện tập trung ở các Điều 46a, Luật PCTN; Điều 13-14, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/07/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.
Theo các quy định và văn bản trên, bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Bản kê khai bao gồm thu nhập tài sản của vợ/chồng và con chưa thành niên. Hình thức công khai là công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết bản kê khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thì bản kê khai phải được công khai tại hội nghị cử tri nơi cơng tác của người đó. Người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, HĐND thì bản kê khai phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tại kỳ họp. Thời điểm công khai là trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 3 hằng năm. Trường hợp cơng khai bằng hình thức niêm yết thì phải bảo đảm thời gian tối thiểu là 30 ngày liên tục.Việc công khai Bản kê khai phải được thực hiện sau khi đơn vị, bộ phận phụ trách công tác tổ chức cán bộ hoàn thành việc kiểm tra Bản kê khai theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP và phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
Qua 10 năm kể từ 2007, đã có 4.859 trường hợp được xác minh, phát hiện, xử lý kỷ luật 17 người kê khai tài sản khơng trung thực [26].
Một trong những ví dụ về việc kê khai không trung thực là trường hợp của bà Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương. Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong Báo cáo số 87-BC/UBKTTW ngày 04/08/2017 lần đầu tiên kết luận bà Hồ Thị KimThoa "trong thời gian dài nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định về kê khai tài sản, thu nhập, vi phạm quy định về những điều đảng viên khơng được làm". Vì vậy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện tại của bà Hồ Thị Kim Thoa. Ngày 06/08/2017, Ban Bí thư quyết định miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và đề nghị Thủ tướng Chính phủ miễn nhiệm chức danh Thứ trưởng Bộ Công Thương đối với bà Hồ Thị Kim Thoa. Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 1203/QĐ-TTg ngày 16/08/2017 miễn nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công Thương đối với bà Hồ Thị Kim Thoa [117].
(3) Quy định về công khai kết quả tuyển dụng và đề bạt trong các cơ
quan tổ chức hay đơn vị của nhà nước
Những quy định này được nêu tại Điều 30, Luật PCTN 2005; Điều 17 và 34, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Theo các điều trên, việc tuyển dụng CB, CC, VC và người lao động khác vào cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai về số lượng, tiêu chuẩn, hình thức và kết quả tuyển dụng.
Việc quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, chuyển ngạch, luân chuyển, điều động, khen thưởng, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, hưu trí đối với CB, CC, VC và người lao động khác phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc.
Ba là, các quy định hạn chế đối với lợi ích cá nhân của CB, CC, VC
Những quy định dạng này nhằm phòng ngừa XĐLI, bao gồm: (1) hạn chế liên quan đến quà tặng, (2) hạn chế liên quan đến công việc làm trong khi đang làm việc hoặc sau khi đã nghỉ hưu, rời khỏi khu vực công; (3) hạn chế liên quan đến người thân.
(1) Hạn chế liên quan đến quà tặng
Theo quan niệm của người Việt Nam thì tặng quà, nhận quà tặng là nét văn hóa ứng xử của con người, chứa đựng yếu tố "văn hóa truyền thống". Tuy nhiên, trong thực tế, việc tặng quà, nhận quà hồn tồn có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, cơng bằng trong các quyết định của người có thẩm quyền. Quà tặng có thể là vật chất hoặc phi vật chất.
Khoản 2, Điều 40 Luật PCTN 2005 quy định, CB, CC, VC không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến cơng việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Từ quy định mang tính nguyên tắc này, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về việc tặng quà, nhận quà, việc báo cáo, nộp lại và xử lý quà tặng tại Quyết định số 64/QĐ-TTg, theo đó nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị, CB, CC, VC nhận quà tặng, nhận thay người khác hoặc nhận qua các cơ quan,