Khái niệm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xungđột lợi ích trong hoạt động công vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 62 - 63)

- Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ

2.3.1. Khái niệm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xungđột lợi ích trong hoạt động công vụ

Thứ tư, pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ góp phần kiểm sốt quyền lực nhà nước và PCTN

Quyền lực nhà nước luôn có xu hướng bị lạm dụng bởi những người nắm giữ nó. Về mặt bản chất, sự lạm dụng quyền lực nhà nước chính là hành vi tham nhũng. Để kiểm soát quyền lực nhà nước và PCTN, cần áp dụng đồng thời nhiều biện pháp, trong đó bao gồm việc ngăn ngừa và xử lý XĐLI trong hoạt động cơng vụ.

Kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ chính là xố bỏ những rủi ro tiềm tàng dẫn tới lạm dụng quyền lực nhà nước và tham nhũng, bởi khi XĐLI không bị kiểm sốt, CB, CC, VC có thể sử dụng quyền lực của mình để ban hành quyết định hoặc chi phối, ảnh hưởng đến việc ban hành quyết định một cách tuỳ tiện, làm tổn hại đến lợi ích cơng. Đây chính là lý do mà trong các văn bản pháp luật về kiểm soát quyền lực nhà nước và PCTN thường có các quy định về xố bỏ XĐLI trong hoạt động cơng vụ. Thơng thường, các quy định đó thể hiện dưới dạng nghĩa vụ của CB, CC, VC phải cơng khai hóa các mối quan hệ liên quan khi thực thi công vụ, phải chịu sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền cũng như các chế tài pháp lý tương ứng nếu không tuân thủ nghĩa vụ.

2.3. KHÁI NIỆM, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT XUNG ĐỘT LỢI

ÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG CƠNG VỤ

2.3.1. Khái niệm hồn thiện pháp luật về kiểm sốt xung đột lợi ích trong hoạt động cơng vụ trong hoạt động công vụ

Sự vận động, phát triển của các quan hệ xã hội đòi hỏi pháp luật cũng phải điều chỉnh cho phù hợp. Do đó, hồn thiện pháp luật nói chung là yêu cầu và nhiệm vụ thường xuyên của các nhà nước. Trong sự phát triển nhanh chóng của xã hội lồi người hiện nay, các tình huống XĐLI có xu hướng ngày càng đa dạng, biến đổi khơng ngừng, do đó, pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ cũng cần có những thay đổi để kịp thời điều chỉnh các tình huống này. Nói

cách khác, việc hồn thiện pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ là u cầu tất yếu, địi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng thời phải được thực hiện dựa trên những tiêu chí và yêu cầu nhất định.

Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ là một hoạt động gắn liền với vai trò của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhất định, tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Để hoàn thiện pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ, cơ quan chức năng nhà nước phải nhận diện được các tình huống XĐLI, đánh giá được thực trạng pháp luật thông qua việc hệ thống hóa các quy định pháp luật có liên quan cũng như hiệu quả áp dụng các quy định đó trên thực tế. Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng và dựa trên những quan điểm khoa học và yêu cầu từ thực tiễn, bằng kỹ thuật lập pháp, cơ quan chức năng nhà nước sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các quy định của pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ.

Như vậy, có thể định nghĩa: Hồn thiện pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ là q trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau song dựa trên những vấn đề mang tính nguyên tắc chung, nhằm làm cho các quy định của pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ ngày càng cơng khai, minh bạch, tồn diện, thống nhất, đồng bộ, khả thi phù

hợp với thực tiễn kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ của đất nước.

2.3.2. Tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện pháp luật về kiểm sốt xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)