Nhóm quy phạm pháp luật quy định các biện pháp nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 57 - 58)

- Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ

2.2.1.1. Nhóm quy phạm pháp luật quy định các biện pháp nhằm

nhận diện, phịng ngừa xung đột lợi ích

Đây là những quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động được thực hiện trước khi CB, CC, VC ban hành quyết định. Mục đích của các quy định này là ngăn ngừa việc CB, CC, VC lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ để thu lợi cho bản thân hoặc những người thân thích của mình. Thơng thường những quy định trong nhóm này bao gồm:

(1) Các quy phạm pháp luật về công khai, minh bạch

Về nguyên tắc, CB, CC, VC không thể vừa đại diện cho lợi ích bản thân mình lại vừa đại diện cho lợi ích Nhà nước trong quá trình thực hiện công vụ. Khi thực thi cơng vụ, CB, CC, VC đóng vai trị đại diện cho Nhà nước, vì vậy phải có nghĩa vụ trung thành và đặt lợi ích của Nhà nước, của xã hội lên trên hết. Để loại trừ yếu tố tư lợi của CB, CC, VC khi thực thi công vụ thì u cầu về cơng khai, minh bạch trong hoạt động, mà cụ thể là trong quá trình ra quyết định của các cơ quan, CB, CC, VC là vấn đề mang tính nguyên tắc. Các nội dung cần công khai, minh bạch mà pháp luật các quốc gia thường quy định bao gồm: công khai quà tặng, tài sản, nợ và thu nhập, việc làm thêm của CB, CC, VC, kết quả tuyển dụng và đề bạt trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước; kết quả hoạt động đấu thầu…và đặc biệt là các mối quan hệ mà có khả năng tạo ra những lợi ích xung đột với nhiệm vụ của CB, CC, VC. Việc cơng khai có thể được thực hiện khi CB, CC, VC nhận thực hiện một chức vụ, công việc hoặc khi có tình huống thay đổi mà có thể dẫn đến XĐLI. Tùy theo chức vụ, vị trí cơng tác của CB, CC, VC mà việc công khai, minh bạch thể được quy định khác nhau.

(2) Các quy phạm pháp luật quy định những hạn chế lợi ích cá nhân đối với CB, CC, VC trong hoạt động công vụ

Pháp luật các quốc gia thường quy định những điều CB, CC, VC không được làm nhằm tránh XĐLI trong hoạt động công vụ. Những quy định này thường bao gồm:

Một là, quy định hạn chế về thu nhập và tài sản, ví dụ như quy định CB, CC, VC không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ các tổ chức, cá nhân tham gia vào cơng việc thuộc mình quản lý, trừ một số trường hợp quà tặng theo nghi lễ ngoại giao có giá trị nhỏ do pháp luật quy định. Hoặc quy định CB, CC, VC không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành hay nắm giữ cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực mà cơ quan mình quản lý.

Hai là, quy định hạn chế về hoạt động kinh doanh, ví dụ như quy định

hạn chế việc làm thêm, việc làm sau khi nghỉ hưu, nghỉ làm việc trong khu vực công… đặc biệt là trong các lĩnh vực mà cơ quan mình quản lý.

Ba là, quy định về hạn chế nhiệm vụ trong cơ quan nhà nước, ví dụ như

khơng được đồng thời giữ nhiều vị trí khác nhau trong cơ quan (như ban hành, giám sát, thực hiện chính sách), hoặc khơng được tham gia hoạch định, thực thi chính sách nếu như có thể dẫn tới khả năng làm lợi bất hợp lý cho người thân trong việc giành hợp đồng hoặc làm việc với cơ quan, doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)