- Về nhận diện và phòng ngừa XĐLI trong hoạt động công vụ: pháp
4.2.3. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân về xung đột lợi ích và phát huy vai trò của xã hội trong phòng
ngừa, ngăn chặn xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ
Như đã đề cập ở các phần trên, thực tế cho thấy nhận thức của CB, CC, VC và người dân, doanh nghiệp về XĐLI và kiểm soát XĐLI vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này chủ yếu là do công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn chưa được chú trọng đúng mức. Hiện tại tuy Nhà nước đã có chương trình
giáo dục, tun truyền pháp luật song các chương trình hiện có trong lĩnh vực này đều chưa bao gồm nội dung về XĐLI nói chung, XĐLI trong hoạt động cơng vụ nói riêng.
Vì vậy, Nhà nước cần chú trọng hoạt động truyền thông cho CB, CC, VC và công chúng về chống XĐLI trong hoạt động công vụ. Việc này có thể thực hiện được bằng nhiều cách thức, chẳng hạn như kết hợp lồng ghép tình huống XĐLI cụ thể và kiến thức về phương thức phát hiện, phòng ngừa, giải quyết XĐLI vào kế hoạch PCTN, cũng như vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC. Về lâu dài, việc bồi dưỡng và hướng dẫn về phát hiện, phòng ngừa, ứng phó các tình huống XĐLI cần được xây dựng và coi là nội dung bắt buộc trong hoạt động tuyển dụng, bổ nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC của các cơ sở đào tạo và cơ quan công quyền của nước ta. Thêm vào đó, cần tạo điều kiện và hướng dẫn các tổ chức xã hội, các cơ quan báo chí và các cơ sở học thuật đóng góp vào việc kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ thơng qua các chương trình nghiên cứu, vận động, tuyên truyền, giáo dục và giám sát thực thi pháp luật về vấn đề này.
4.2.4. Bảo đảm các điều kiện cho việc hoàn thiện pháp luật về kiểm sốt xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ