- Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ
2.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của kiểm soát xungđột lợi ích trong
hoạt động cơng vụ
* Khái niệm kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ
Khi nhà nước ra đời, quyền lực cơng được trao cho một số ít người. Cá nhân con người cụ thể ln có xu hướng sử dụng quyền lực cơng cho những lợi ích cá nhân của mình. Trong thời kỳ chiếm hữu nơ lệ và phong kiến, các xã hội đương nhiên chấp nhận giai cấp chủ nô, vua chúa - những người nắm giữ quyền lực nhà nước - sử dụng quyền lực đó làm lợi cho bản thân và gia đình của họ. Nhưng trong các xã hội dân chủ hiện đại, quyền lực nhà nước được xác định là từ nhân dân, vì thế những cá nhân cụ thể được giao thực hiện quyền lực nhà nước được yêu cầu phải đặt lợi ích của nhân dân (lợi ích cơng) lên trên lợi ích cá nhân, thể hiện qua việc phải thực hiện quyền lực được giao một cách vơ tư, khách quan.
Tuy nhiên, bản tính của con người nhìn chung là vị kỷ nên khi ở trong hồn cảnh phải chọn lựa giữa lợi ích cơng và lợi ích cá nhân thì những người được trao quyền lực cơng thường có xu hướng hành động để bảo vệ lợi ích cá nhân của mình [61, tr.208-209]. Chính vì vậy, trong khi khơng thể né tránh các tình huống XĐLI, các nhà nước cần phải xác định rõ ràng và có biện pháp phù hợp để kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ [70].
Theo Từ điển Tiếng Việt, "kiểm soát" là '' xem xét để phát hiện sai sót, giữ cho mọi việc diễn ra đúng đắn" [121]. Hoạt động kiểm sốt là khơng thể thiếu trong quản lý nhà nước song phải hợp lý và hiệu quả. Đối với việc kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ, tính hợp lý và hiệu quả thể hiện ở việc kiểm soát nhưng làm không ảnh hưởng đến các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CB, CC, VC, như vậy mới có thể bảo đảm cho đội ngũ CB, CC, VC an tâm cơng tác, đồng thời khuyến khích được người giỏi vào làm việc trong khu vực cơng, song vẫn có thể giúp các cơ quan, tổ chức nắm giữ quyền lực công và bản thân CB, CC, VC nhận thức, phát hiện được những bối cảnh, biểu hiện XĐLI trong hoạt động công vụ, từ đó có thể giải quyết các XĐLI nảy sinh một cách kịp thời. Đây là một thách thức đối với các nhà quản lý cũng như hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.
Từ cách tiếp cận như trên, ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về kiểm soát XĐLI. Theo tác giả Hoàng Văn Luân, quản trị [kiểm soát], xung đột lợi ích
… là q trình tác động của nhân tố chủ quan đến các XĐLI, hay cụ thể hơn đến các xu hướng khách quan của sự cạnh tranh, đấu tranh giữa các lợi ích. Quản trị XĐLI không phải để triệt tiêu sự cạnh tranh, đấu tranh này, cũng không phải để đẩy sự cạnh tranh đó thành đối kháng, thù địch, mà là để tạo ra sự cân bằng năng động giữa các lợi ích - động lực phát triển của xã hội [58].
Theo tác giả Vũ Công Giao và Đỗ Thu Huyền, khái niệm kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ bao gồm nội dung phòng ngừa và quản lý XĐLI trong hoạt động công quyền [37], còn tác giả Phạm Thị Huệ thì cho rằng, kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ là quá trình tác động nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ những nguyên nhân làm nảy sinh XĐLI, đồng thời để nhận biết, giám sát theo dõi và xử lý XĐLI khi những tình huống này nảy sinh [45]. Tương tự, tác giả Lê Thị Thúy cũng cho rằng kiểm soát XĐLI là việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý XĐLI, trong đó phịng ngừa là việc loại bỏ ngay từ đầu những nguy cơ có thể dẫn đến XĐLI, phát hiện là việc tìm
ra những XĐLI tiềm ẩn hoặc thực tế, còn xử lý là việc loại bỏ một trong các bên lợi ích trong tình huống xung đột hoặc kiểm soát chặt chẽ tình huống xung đột đó [108].
Từ những quan niệm nêu trên, có thể đưa ra khái niệm kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ là tổng thể những cách thức, biện pháp mà Nhà nước
sử dụng để nhận diện, phịng ngừa những tình huống XĐLI, cũng như để phát hiện và xử lý XĐLI trong hoạt động cơng vụ.
* Đặc điểm của kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ
Từ những phân tích ở các phần trên, có thể thấy kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ là một q trình, trong đó diễn ra nhiều hoạt động, vận dụng nhiều biện pháp, cách thức, có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, trong đó chủ thể chính là Nhà nước.
Thứ hai, mục đích của kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ là loại
bỏ XĐLI trong quản lý nhà nước, không để cho những người được trao quyền lực nhà nước có thể lợi dụng quyền của mình khi thi hành cơng vụ để vụ lợi.
Thứ ba, kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ khơng nhằm tối ưu hóa lợi ích của Nhà nước và triệt tiêu hay hạ thấp lợi ích của cá nhân, tổ chức, mà chỉ nhằm ngăn chặn những hành vi lạm dụng quyền lực nhà nước để thu lợi cá nhân. Nếu việc kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ được thực hiện một cách cực đoan, bất hợp lý thì có thể dẫn đến xâm hại đến lợi ích của một bên và gây tâm lý tiêu cực khi đánh giá về hoạt động cơng vụ.
Thứ tư, kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ vừa là phạm trù pháp
lý vừa là phạm trù đạo đức công vụ. Kiểm soát XĐLI là biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Vấn đề kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ cần được quy định rõ trong pháp luật và chỉ có thể kiểm soát hiệu quả bằng pháp luật. Kiểm soát XĐLI là yêu cầu mang tính pháp lý đối với CB, CC, VC. Bên cạnh đó việc tự phịng tránh XĐLI, tính tự giác, chủ động trong phịng ngừa XĐLI thể hiện sự trung thực, liêm chính của CB, CC, VC, hay nói cách khác thuộc phạm trù đạo đức công vụ.