Ưu điểm của pháp luật về kiểm soát xungđột lợi ích trong hoạt động công vụ ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 118 - 121)

- Về nhận diện và phòng ngừa XĐLI trong hoạt động công vụ: pháp

3.2.2. Ưu điểm của pháp luật về kiểm soát xungđột lợi ích trong hoạt động công vụ ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân

hoạt động công vụ ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân

3.2.2.1. Ưu điểm

Đối chiếu với các tiêu chí hồn thiện pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ, có thể thấy pháp luật hiện hành về lĩnh vực này của nước ta có một số ưu điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, pháp luật đã xây dựng được hệ thống các quy phạm tương đối thống nhất và đồng bộ trong kiểm sốt XĐLI

Như đã phân tích ở các phần trên, Luật PCTN đã quy định về nguyên tắc và các yêu cầu cụ thể về công khai, minh bạch và phòng chống XĐLI trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, mà tiêu biểu như các quy định về những hạn chế áp dụng với CB, CC, VC liên quan đến hoạt động kinh doanh, việc làm thêm, việc làm sau khi nghỉ hưu, tặng quà, nhận quà...Những quy định này còn được nêu trong nhiều văn bản pháp luật khác như Luật CB,CC, Luật VC, Luật đấu thầu, Luật kiểm toán... Những quy định này mặc dù được nêu trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng nội dung mang tính thống nhất và đồng bộ khá cao.

Tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ cịn thể hiện ở sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và công ước UNCAC mà Việt Nam là thành viên. Trong những năm qua Việt Nam đã từng bước xây dựng được một hệ thống quy địnhpháp luật liên quan đến kiểm soát XĐLI, mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định, song cơ bản đã hình thành cơ sở pháp lý cho việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý XĐLI theo quy định của UNCAC và trong thực tế đã phát huy tác dụng là cơng cụ kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ, góp phần PCTN, bảo đảm tính khách quan, liêm chính trong hoạt động công vụ.

Thứ hai, pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ thể hiện sự phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước

Trong những năm qua, các quy định pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ đã từng bước được hồn thiện, thể hiện rõ quyết tâm chính trị của Đảng và chính sách của Nhà nước trên cơ sở phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và xu thế hội nhập của đất nước. Điều kiện kinh tế xã

hội phát triển thì yêu cầu PCTN cũng như những kỳ vọng của người dân về sự liêm chính của bộ máy công quyền ngày càng tăng cao. Mặc dù vậy, trong bối cảnh một nước đang phát triển đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam, vấn đề PCTN nói chung, kiểm sốt XĐLI nói riêng sẽ cần thực hiện dần dần. Các quy định pháp luật về những vấn đề này vì thế cũng cần được xây dựng, củng cố theo lộ trình phù hợp, để vừa đáp ứng yêu cầu của xã hội trong công cuộc đấu tranh PCTN, vừa tương thích với những điểm đặc thù của hệ thống chính trị và năng lực của bộ máy công quyền. Những quy định hiện hành về kiểm soát XĐLI của Việt Nam đã phản ánh được cách tiếp cận đó, thể hiện qua việc hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính hiệu quả, Chính phủ liêm chính, xây dựng nền quản trị tốt, tạo được sự tin tưởng, niềm tin của nhân dân, từng bước ngăn chặn, xử lý kịp thời các XĐLI trong hoạt động công vụ.

Thứ ba, pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ hướng

tới đảm bảo cân bằng lợi ích của Nhà nước, CB, CC, VC và của người dân, ngăn ngừa tham nhũng, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, khả thi

Các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ bao hàm những nguyên tắc và các cơ chế, biện pháp kiểm soát XĐLI để PCTN, thiết lập nền cơng vụ liêm chính với đội ngũ CB, CC, VC chuyên nghiệp, liêm khiết nhằm phục vụ người dân, xã hội. Mặc dù vậy, ngoài việc bảo đảm lợi ích của Nhà nước và xã hội, các quy định này cũng đảm bảo lợi ích của CB, CC, VC, theo hướng bảo đảm sự hài hồ, hợp lý giữa các lợi ích cơng và lợi ích tư. Về lợi ích cơng, các quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ yêu cầu CB, CC, VC khi thi hành cơng vụ phải liêm chính, ln đặt lợi ích của Nhà nước lên trên lợi ích cá nhân, khi có hành vi vi phạm XĐLI phải chịu trách nhiệm tuỳ theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm. Về lợi ích tư,pháp luật đồng thời quy định các quyền tự do cá nhân của CB, CC, VC và người thân của họ được bảo vệ khỏi mọi hành động xâm hại tuỳ tiện, thơng qua các quy trình, thủ tục chặt chẽ để ngăn ngừa những hành động trái pháp luật. Các quy định pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ về có bản bảo đảm tính cơng khai, minh bạch và khả thi.

Từ một góc nhìn khác, đối chiếu với các lý thuyết, cách tiếp cận và kinh nghiệm tốt về lĩnh vực này trên thế giới, có thể thấy Việt Nam đã có một khn khổ pháp luật khá toàn diện và hợp lý về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ. Cụ thể:

- Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ về cơ bản đã phản ánh đầy đủ các yếu tố của mơ hình quản lý XĐLI 6 chữ R (6Rs) mà OECD đề xướng và đang được nhiều quốc gia tham khảo, vận dụng. Trong pháp luật hiện hành của Việt Nam đã có những quy định về những tình huống được xem là XĐLI (tương ứng với REGISTER), những quy định về hạn chế, giới hạn sự tham gia của người có chức vụ, quyền hạn vào những tình huống bị xem là XĐLI (tương ứng với RESTRICT); những quy định về thiết chế giám sát, đánh giá hành vi của người có chức vụ, quyền hạn khi tham gia những tình huống bị xem là XĐLI (tương ứng với RECRUIT); những quy định về cấm người có chức vụ, quyền hạn tham gia những tình huống bị xem là XĐLI nếu việc giám sát và đánh giá tính liêm chính của quá trình ra quyết định khơng khả thi (tương ứng với REMOVE); những quy định bắt buộc người có chức vụ, quyền hạn phải từ bỏ những lợi ích cá nhân (ví dụ như quyền sở hữu cổ phần, tư cách thành viên của một tổ chức,…) để đảm bảo không xảy ra XĐLI (tương ứng với RELINQUISH); và những quy định về việc từ chức của người có chức vụ, quyền hạn trong các tình huống XĐLI nhất định (tương ứng với RESIGN). Trong bối cảnh một nước đang phát triển như Việt Nam, việc xây dựng được khn khổ pháp luật về kiểm sốt XĐLI theo mơ hình 6 chữ R của OECD cho thấy nỗ lực lớn và tầm nhìn rộng của các nhà lập pháp.

- Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ cho thấy sự kết hợp giữa hai cách tiếp cận dựa trên các

nguyên tắc (principles-based approach) và tiếp cận dựa trên các quy định

(rules-based approach). Điều đó thể hiện ở chỗ trong pháp luật Việt Nam có quy định những nguyên tắc chung về hành vi ứng xử của CB, CC, VC trong công vụ, đồng thời cũng có những quy định nêu ra những tình huống cụ thể được coi là XĐLI. Cách tiếp cận kết hợp này tỏ ra phù hợp với bối cảnh

những nước đang phát triển như Việt Nam, cho phép phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của mỗi cách tiếp cận riêng rẽ nêu trên.

- Khuôn khổ pháp luật hiện hành của Việt Nam đã quy định về các nhóm biện pháp kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ mà nhiều quốc gia đã và đang áp dụng thành công, trong đó đặc biệt là hai nhóm quy định về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và quy định về hạn chế lợi ích cá nhân của CB, CC, VC trong hoạt động công vụ. Đối với các nhóm quy định về giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách phịng ngừa XĐLI cho CB, CC, VC và huy động sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân, truyền thông và các tổ chức xã hội trong việc giám sát tuân thủ các quy định về XĐLI, mặc dù pháp luật Việt Nam chưa có những văn bản và quy định riêng, song có thể tìm thấy những nội dung này trong các quy định chung về giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật về PCTN, và về vai trò, trách nhiệm và huy động sự tham gia của xã hội vào PCTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)