- Về nhận diện và phòng ngừa XĐLI trong hoạt động công vụ: pháp
4.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng và thực hiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ
Kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ là một nhiệm vụ khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng lại là lĩnh vực mà nhiều nước trên thế giới rất có kinh nghiệm kể cả trong lập pháp và tổ chức thực hiện. Trong bối cảnh ấy tăng cường hợp tác quốc tế, tham khảo, học tập kinh nghiệm nước ngồi về kiểm sốt XĐLI trong đó lĩnh vực lập pháp về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ là rất quan trọng. Trong những năm qua, q trình hợp tác với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đã đem lại cho Việt Nam những nguồn lực cho việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng pháp luật vào thực tiễn, trong đó, đặc biệt phải kể đến các dự án chương trình như Nhân rộng sáng kiến PCTN Việt Nam, Đối thoại PCTN, và các nghiên cứu khảo sát do các cơ quan, tổ chức của Việt Nam phối hợp với các tổ chức quốc tế thực hiện về PCTN trong đó có vấn đề kiểm sốt XĐLI trong khu vực công…
Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn cần chủ động tham gia các chương trình, sáng kiến, diễn đàn quốc tế về PCTN nói chung, kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ nói riêng trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào cơng việc của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Đặc biệt, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lập pháp về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ bởi đây là vấn đề còn tương đối mới so với những vấn đề khác liên quan đến PCTN.
Kết luận Chương 4
Dựa trên những vấn đề lý thuyết đã được làm rõ ở chương 2 và những phân tích về thực trạng pháp luật (và đến một mức độ nhất định là thực thi pháp luật) về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ ở Việt Nam hiện nay trong chương 3, trong chương 4, luận án đã xác định 05 quan điểm hoàn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ. Những quan điểm này được xác định dựa trên nhu cầu thực tiễn phát triển đất nước và yêu cầu của cơng tác PCTN nói chung, trong mối liên hệ với những mục tiêu vĩ mô khác mà Đảng và Nhà nước đã xác định về xây dựng nền quản trị tốt và chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động. Phương hướng chung ở đây là kiểm soát XĐLI phải chú trọng việc phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chủ yếu, đồng thời phải kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các vi phạm. Thêm vào đó, kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ cần gắn với mục tiêu xây dựng nền công vụ liêm chính, bám sát các yêu cầu của cải cách hành chính; bảo đảm tính kế thừa, tiếp thu có chọn lọc và tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm tính tồn diện, đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật, có tính khả thi phù hợp với truyền thống pháp lý và những đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội ở nước ta.
Đồng thời, luận án đã đề xuất 05 nhóm giải pháp hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ ở Việt Nam. Các nhóm giải pháp này được xây dựng trên cơ sở quán triệt những quan điểm về hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ, trong đó quan trọng nhất là nhóm giải pháp thứ hai (Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ). Các giải pháp trong nhóm này đề cập đến một phạm vi rộng các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong pháp luật hiện hành, bao gồm các vấn đề liên quan đến các quy định về tiêu chí nhận diện các tình huống XĐLI; phòng ngừa XĐLI; phát hiện XĐLI; xử lý XĐLI. Đây là những giải pháp chủ yếu, có tính vừa cấp bách, vừa lâu dài, vì thế cần được tiến hành một cách nhanh chóng và đồng bộ để góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh PCTN, xây dựng nền cơng vụ liêm chính ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
1. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế -xã hội mối quan hệ giữa nhà nước và tư nhân có xu hướng bị thương mại hóa làm cho các hoạt động cơng vụ ngày càng dễ bị rơi vào tình trạng XĐLI. Khi những tình huống XĐLI khơng được nhận diện và kiểm sốt có thể ảnh hưởng đến tính liêm chính của cơ quan, tổ chức, đơn vị và có thể dẫn đến tham nhũng.
Vì vậy, hồn thiện pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ là u cầu tất yếu, mang tính khách quan, gắn liền và có tác động trực tiếp đến q trình hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và đặc biệt là với tiến trình cải cách hành chính, đấu tranh PCTN ở Việt Nam.
2. Luận án đã tiếp cận và phân tích làm rõ một phạm vi rộng những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ ở Việt Nam.
Về lý luận, luận án đã làm rõ cơ sở lý luận của hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ, cụ thể là những khái niệm, đặc điểm, nội dung điều chỉnh và vai trị của pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ; các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện và các điều kiện bảo đảm cho sự hồn thiện của pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ để làm cơ sở đánh giá thực trạng và mức độ hồn thiện, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ ở Việt Nam.
Về thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu phân tích thực trạng pháp luật và đến một mức độ nhất định là thực trạng thực thi pháp luật trong thời gian qua, luận án đã đánh giá, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của pháp luật hiện hành về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ ở Việt Nam. Xét về ưu điểm, các
quy định pháp luật về lĩnh vực này đã thể chế hóa quan điểm của Đảng về PCTN, xây dựng nền hành chính hiệu quả, chính phủ liêm chính..., phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của UNCAC mà Việt Nam đã tham gia, qua đó đã tạo cơ sở pháp lý cho việc kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ, và thực tế đã góp phần phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý một số vụ việc XĐLI của CB, CC,VC. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn của công cuộc PCTN, cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và phục vụ thì pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ cịn nhiều hạn chế, bất cập. Nhìn chung các quy định pháp luật về vấn đề này cịn thiếu rõ ràng, chưa đảm bảo tính tồn diện, hệ thống; một số quy định chưa hợp lý, thiếu tính khả thi. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những hạn chế trong phòng ngừa và xử lý XĐLI trong hoạt động công vụ ở nước ta hiện nay.
3. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ, luận án chỉ ra nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Kết quả của việc đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ là cơ sở để luận án đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam. Hệ thống các quan điểm gắn với những yêu cầu chung về PCTN, xây dựng nền quản trị tốt, Chính phủ liêm chính và nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế ở tầm chính sách vĩ mơ về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ. Trong khi đó, hệ thống các giải pháp nhằm thể chế hoá các quan điểm bằng những biện pháp có thể triển khai trong thực tiễn, trong đó tập trung vào các nội dung liên quan đến sửa đổi, bổ sung và bảo đảm các điều kiện cho việc thực thi các quy định pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ. Thêm vào đó, luận án cũng đề xuất giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng và thực hiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ.
4. Mặc dù đã đề cập đến một phạm vi rộng những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ ở
Việt Nam, do giới hạn về điều kiện và thời gian nghiên cứu, vẫn còn một số khía cạnh của đề tài chưa được luận án này giải quyết hoặc đã đề cập nhưng chưa thể giải quyết một cách triệt để. Những vấn đề này cần có thêm những nghiên cứu tiếp theo, bao gồm: (i) Những vấn đề lý luận, pháp lý chuyên sâu về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức cho các chủ thể có liên quan về XĐLI và phát huy vai trò của xã hội trong phòng ngừa, ngăn chặn XĐLI trong hoạt động công vụ; (ii) Những vấn đề lý luận, pháp lý chuyên sâu về giám sát XĐLI trong hoạt động công vụ; (ii) Những vấn đề lý luận, pháp lý chuyên sâu về hợp tác quốc tế trong kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ.