- Về nhận diện và phòng ngừa XĐLI trong hoạt động công vụ: pháp
4.2.1. Rà soát, hệ thống hóa, tổng kết, đánh giá các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến kiểm soát xung đột lợi ích
Mặc dù đã được củng cố một bước trong Luật PCTN 2018, song hệ thống pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ của Việt Nam hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập, hạn chế, cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hồn thiện.
Nhằm mục đích nêu trên, một trong những khâu quan trọng và khơng thể thiếu đó là rà sốt, hệ thống hóa các quy phạm pháp luật hiện hành về vấn đề này mà hiện được quy định tản mát trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành, qua đó phát hiện những khoảng trống và những bất cập, hạn chế của chúng.
Bên cạnh đó, để làm rõ những bất cập, hạn chế, còn cần phải nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ. Quá trình này sẽ giúp xác định rõ ràng những quy định không phù hợp hay không khả thi, những nguyên nhân và yêu cầu đặt ra với việc sửa đổi, bổ sung các quy định đó cho phù hợp với thực tiễn.
Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, Nhà nước có thể giao nhiệm vụ nghiên cứu, tổng kết đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ cho một số cơ quan nhà nước thực hiện hoặc đồng thực hiện, trong đó bao gồm Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, Ban Nội chính Trung ương... Việc rà soát, đánh giá cần sử dụng các quy định có liên quan của UNCAC, các lý thuyết, cách tiếp cận và quy định trong pháp luật về kiểm soát XĐLI của một số quốc gia được xem là thành công trong vấn đề này làm tiêu chí so sánh.
Liên quan đến việc hệ thống hố, có thể cân nhắc một trong hai phương án sau đây:
Phương án 1: Hệ thống hóa các quy định pháp luật về kiểm sốt XĐLI
trong hoạt động cơng vụ và pháp điển hóa chúng thành một văn bản pháp
luật riêng về XĐLI
Như đã đề cập ở các phần trên, các quy định liên quan đến kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ ở Việt Nam hiện được nêu trong nhiều văn bản pháp luật với giá trị pháp lý khác nhau, chưa được điều chỉnh trong một đạo luật chung. Tình trạng đó khiến cho việc áp dụng trong thực tế các quy định về vấn đề này gặp những khó khăn nhất định.Việc xây dựng văn bản pháp luật riêng (dưới dạng một đạo luật hay một nghị định) về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ sẽ khắc phục được khó khăn đó, ngồi ra cịn giúp q trình hệ thống hoá, pháp điển hoá các quy định về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ được tồn diện và đầy đủ hơn.
Trong trường hợp pháp điển hoá các quy định về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ vào một văn bản pháp luật riêng, văn bản đó cần quy định rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; nguyên tắc xử lý XĐLI; các quy định về phòng ngừa, phát hiện và xử lý XĐLI trong hoạt động công vụ: các quy định về công khai, quy định liên quan đến hạn chế lợi ích cá nhân của CB, CC, VC; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xử lý XĐLI, quy trình xử lý XĐLI; xử lý hành vi phạm quy định về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ, giải quyết khiếu nại, tố cáo về XĐLI, chế tài xử phạt…
Tuy vậy, phương án này có thể gặp những trở ngại nhất định. Trở ngại thứ nhất là về mặt tâm lý, khi mà trong thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay chỉ có những vấn đề rất lớn hoặc nóng bỏng mới được điều chỉnh bằng một văn bản pháp luật riêng, còn hầu hết được lồng ghép vào các văn bản pháp luật khác nhau. Trở ngại thứ hai là về mặt kỹ thuật. Mặc dù việc sửa đổi, bổ sung theo phương án nào cũng đều dẫn tới những điều chỉnh các văn bản pháp luật có liên quan, tuy nhiên theo phương án này thì mức độ điều chỉnh có thể sẽ cao hơn rất nhiều. Điều này có thể tạo ra những thách thức trong bối cảnh nguồn lực và năng lực lập pháp, lập quy còn hạn chế ở nước ta.
Phương án 2: Giữ nguyên cách thức quy định pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ về hình thức và nội dung như hiện nay nhưng sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp, đồng thời thực hiện hệ thống hóa và pháp điển hóa về mặt kỹ thuật.
Cụ thể, theo phương án này, quá trình sửa đổi, bổ sung để hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ sẽ được thực hiện trên cơ sở rà sốt từng văn bản pháp luật có liên quan. Yêu cầu đặt ra là cần phải thực hiện một cách đồng thời để đảm bảo tính đồng bộ giữa các văn bản pháp luật. Phương án này tuy khơng đạt được tính hệ thống và tính tồn diện như phương án thứ nhất nhưng và có ưu điểm là nhanh chóng hơn và khơng tạo ra những biến động lớn trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay.
4.2.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về kiểm sốt xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ