Bổ sung tiêu chí nhận diện các tình huống xungđột lợi ích

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 140 - 141)

- Về nhận diện và phòng ngừa XĐLI trong hoạt động công vụ: pháp

4.2.2.1. Bổ sung tiêu chí nhận diện các tình huống xungđột lợi ích

trong hoạt động công vụ

Như trên đã phân tích, pháp luật Việt Nam tuy đã có định nghĩa về XĐLI song chưa rõ các tiêu chí nhận diện tình huống XĐLI trong hoạt động cơng vụ. Thực trạng này dẫn đến sự thiếu thống nhất trong cách hiểu và gây khó khăn trong việc nhận diện tình huống, đưa ra nguyên tắc, hình thức, thẩm quyền xử lý vi phạm về XĐLI. Vì vậy, bên cạnh định nghĩa XĐLI tại khoản 9, Điều 3 Luật PCTN 2018, cần bổ sung một số quy định về tiêu chí nhận diện XĐLI trong hoạt động cơng vụ, cụ thể như sau:

(1) Chủ thể của quan hệ XĐLI

Cần quy định chủ thể của quan hệ XĐLI là cá nhân có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ công vụ. Quan hệ trực tiếp ở đây chính là CB, CC, VC được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động công vụ. Quan hệ gián tiếp là "người thân thích" của cán bộ cơng chức. Những

người này có thể chi phối đến quá trình ra quyết định của CB, CC, VC trong hoạt động công vụ nhằm mang lại lợi ích khơng chính đáng cho CB, CC, VC hoặc người thân thích của họ trong khi gây thiệt hại cho Nhà nước. Những người này có thể có quan hệ gia đình như ơng, bà, bố, mẹ, vợ, chồng, con (đẻ, nuôi),... anh, chị, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, chị chồng, em chồng hoặc bạn thân của CB, CC, VC. Các chủ thể này được trao quyền quyết định trong hoạt động cơng vụ hoặc có thể chi phối đến việc ra quyết định.

(2) Hoạt động công vụ chứa đựng các XĐLI

Trong mọi hoạt động cơng vụ thì vấn đề lợi ích, hiệu quả luôn được đặt ra. Một trong những nguyên tắc trong quản trị nhà nước là khi thực hiện cơng vụ, lợi ích của Nhà nước ln được đặt lên hàng đầu so với lợi ích của các chủ thể khác.

Hoạt động công vụ chứa đựng các XĐLI thì XĐLI khơng chỉ diễn ra giữa nhà nước và các chủ thể khác mà ngay trong chính bản thân CB, CC, VC là những người nhân danh nhà nước thực thi công vụ, có khả năng chi phối, kiểm sốt, ra quyết định trong hoạt động công vụ. Cụ thể, khi CB, CC, VC vừa đại diện cho lợi ích của Nhà nước vừa đại diện cho lợi ích của chính họ thì XĐLI xảy ra khi họ phải ra quyết định có lợi cho nhà nước hay cho chính bản thân họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 140 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)