- Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG
vụ giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1998
- Về nhận diện và phòng ngừa XĐLI trong hoạt động công vụ: pháp
luật giai đoạn này chưa có quy định trực tiếp để nhận diện và phòng ngừa XĐLI trong hoạt động công vụ. Các quy định mới chỉ mang tính nguyên tắc yêu cầu CB,CC,VC phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải liêm chính, chí cơng, vơ tư. Cụ thể:
Tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã đứng lên làm cuộc cách mạng đánh đổ chế độ thực dân phong kiến xây dựng nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu để quản lý đất nước là "xây dựng chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân", thể hiện qua việc xây dựng đội ngũ CB, CC, VC toàn tâm, toàn ý phục vụ Nhà nước và Nhân dân.
Trong q trình hoạt động của bộ máy chính quyền mới đã bắt đầu xuất hiện một số người cố tình lợi dụng vị trí cơng tác để thu vén lợi ích cho mình và người thân của mình. Trước nguy cơ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 để giám sát, kiểm soát hoạt động của cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước. Sự ra đời của Ban Thanh tra đặc biệt (được thành lập theo Sắc lệnh số 64/SL) đã giúp Nhà nước đấu tranh kịp thời với