- Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ
1.2.1. Những cơng trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ
Về khái niệm hoạt động công vụ:
Theo tác giả Lucille Mairotte (trích dẫn trong sách Mấy vấn đề về cơng vụ và cơng chức nước Cộng hịa Pháp của Trường Hành chính Quốc gia) cho
rằng cơng vụ như là một chức nghiệp, không phụ thuộc vào thể chế chính trị; cơng chức là một nghề và chỉ có cơng chức mới thực thi công vụ [113, tr.4].
Về khái niệm XĐLI:
Một số cơng trình nước ngồi cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau
về XĐLI.
Michael McDonald trong bài viết "Ethics and Conflicts of Interests" (Đạo đức và XĐLI) đưa ra định nghĩa XĐLI là "tình huống" trong đó một cơng chức có lợi ích cá nhân mà có thể ảnh hưởng đến tính khách quan trong việc thực hiện nghĩa vụ công chức của họ [155].
Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, XĐLI là tình huống mà cá nhân hoặc tổ chức phải đối mặt giữa yêu cầu công việc với những lợi ích cá nhân của chính họ" [134, tr.1].
Theo ICAC, XĐLI đề cập đến mâu thuẫn giữa trách nhiệm, nghĩa vụ phục vụ lợi ích cơng của một cơng chức và những lợi ích của cá nhân người đó [135, tr.3].
Theo OECD, XĐLI là sự xung đột giữa nghĩa vụ công và lợi ích cá nhân của một cơng chức [105, tr.6].
Ngồi ra, có thể tìm thấy định nghĩa XĐLI trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Ví dụ, Luật XĐLI của Canada quy định: một công chức ở vào vị thế XĐLI khi thực hiện một quyền hạn, nhiệm vụ hoặc chức năng chính thức mà quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng đó có thể tạo cơ hội để gia tăng lợi ích của riêng họ hoặc của người thân, bạn bè hoặc một cá nhân khác một cách sai trái. Luật phòng, chống XĐLI của Croatia định nghĩa XĐLI là: Mâu thuẫn nảy sinh khi lợi ích cá nhân của CB, CC, VC trái với lợi ích công, cụ thể trong các trường hợp lợi ích riêng của một CB, CC, VC ảnh hưởng đến tính khách quan của người đó khi thực hiện cơng vụ.
Về các yếu tố cấu thành XĐLI
Theo Michael McDonald [155], XĐLI xuất hiện khi có ba yếu tố chính đó là: (1) có lợi ích tư (hay lợi ích cá nhân), thường là lợi ích tài chính nhưng cũng có thể là một loại lợi ích khác; (2) có nghĩa vụ cơng chức hay nghĩa vụ có được dựa trên vị trí hay thẩm quyền được giao và (3) có sự can thiệp thiếu khách quan vào quyết định chuyên môn.
Theo Tổ chức minh bạch quốc tế, ICAC và OECD, XĐLI hình thành khi hội tụ các yếu tố như: (1) chủ thể thực hiện là công chức; (2) khách thể là lợi ích cá nhân; (3) ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm công [134; 135; 140].
Về phân loại XĐLI
Theo ICAC, XĐLI gồm 3 loại: (i) Xung đột thực tế (actual/real conflict); (ii) Xung đột hiển nhiên (rõ ràng) (apparent conflict) (iii) Xung đột tiềm ẩn (potential conflict) [135]. Trong khi đó, theo OECD, XĐLI chỉ gồm 02 loại là xung đột hiện hữu và xung đột tiềm ẩn [70; 140].
Về các biểu hiện của XĐLI
Theo một số chuyên gia, các dạng XĐLI phổ biến trong hoạt động cơng vụ bao gồm [146]:
• Tuỳ tiện xử lý [cơng vụ] (Self-dealing)
• Nhận những lợi ích như quà tặng hay tài sản có giá trị đáng kể của người khác để giúp người đó thăng tiến.
• Gây ảnh hưởng bất chính đến việc giải quyết cơng vụ của người khác. • Sử dụng tài sản cơng, ví dụ như xe cơng, cho mục đích kinh doanh của cá nhân.
• Sử dụng thơng tin bí mật công vụ về các chính sách và dự án phát triển để thu lợi ích cá nhân.
• Quan chức cấp cao nghỉ hưu nhận làm việc cho tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực mình từng phụ trách khi đương chức.
• Lạm dụng quyền lực để giúp người thân và khách hàng của mình giành được hợp đồng đấu thầu của các cơ quan chính phủ.
• Dùng tiền bạc để mua chức vụ để được thăng tiến trong công việc.
Về mối quan hệ giữa XĐLI và tham nhũng
Các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này đều khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa XĐLI trong hoạt động công vụ và tham nhũng. Tuy nhiên, quan điểm về tính chất của mối quan hệ này ít nhiều khác nhau. Trong khi có hầu hết các nhà nghiên cứu khẳng định XĐLI trong hoạt động công vụ là tiền đề dẫn tới tham nhũng (ví dụ, GS Paul Catchick - chuyên gia của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE - xem tham nhũng là "cửa ngõ" hay "lối vào"
(gateway) của tham nhũng) [145] thì một số chuyên gia khác cho rằng XĐLI trong hoạt động cơng vụ thực chất chính là tham nhũng xám (grey corruption) [126] - một trong 3 dạng tham nhũng mà GS Heidenheimer nêu ra trong tác phẩm nổi tiếng của ơng về tham nhũng chính trị xuất bản năm 1978 (bao gồm: (i) Tham nhũng trắng (white corruption); (ii) Tham nhũng xám (grey corruption), và (iii). Tham nhũng đen (black corruption) [132].
1.2.2. Những cơng trình nghiên cứu về chiến lược và pháp luật kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động cơng vụ