- Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ
2.1.2. Đặc điểm của pháp luật về kiểm soát xungđột lợi ích trong hoạt động công vụ
dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau, với những cơng cụ khác nhau, trong đó quan trọng nhất là pháp luật.
Dưới góc độ lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) để thể hiện và thực hiện ý chí của giai cấp thống trị trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhằm tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội. Pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để các nhà nước quản lý, thiết lập kỷ cương, tạo ra một xã hội trật tự, ổn định và phát triển [43, tr.38-39].
Để đảm bảo kiểm soát XĐLI hiệu quả, nhà nước ban hành các quy định để nhận diện được các tình huống XĐLI, qua đó phát hiện, ngăn chặn, giải quyết các tình huống XĐLI. Pháp luật xác định rõ tình huống nào là XĐLI, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan và trình tự, thủ tục, chế tài xử lý hành vi vi phạm quy định về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ, đồng thời quy định trách nhiệm và cơ chế để phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia vào kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ.
Như vậy, từ các khái niệm pháp luật và khái niệm kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ, có thể xác định khái niệm pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ như sau: Pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong q trình nhận diện, phịng ngừa, phát hiện và xử lý XĐLI trong hoạt động công vụ.
2.1.2. Đặc điểm của pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động cơng vụ hoạt động cơng vụ
Ngồi những đặc điểm chung của pháp luật như tính giai cấp, tính quyền lực, tính quy phạm, tính ý chí, tính xã hội, pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ có một số điểm đặc thù so với pháp luật trong các lĩnh vực khác, đó là:
Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh của pháp luật về kiểm sốt XĐLI
trong hoạt động cơng vụ
Đây có thể coi là đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ với pháp luật trong các lĩnh vực/vấn đề khác. Pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ điều chỉnh tất cả những quan hệ phát sinh giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong q trình nhận diện, phịng ngừa, phát hiện và xử lý XĐLI. Cũng với ý nghĩa đó, pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ ràng buộc trách nhiệm của nhiều chủ thể, trong đó đặc biệt là các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền lực công phải hiểu rõ và biết cách xử lý đúng pháp luật những tình huống có sự xung đột giữa lợi ích cơng và lợi ích tư trong q trình hoạt động cơng vụ.
Thứ hai, mục đích của pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động
công vụ vừa bảo vệ CB, CC, VC, vừa bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội
Điều này là bởi bản chất của kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ là phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những tình huống xung đột giữa lợi ích cơng và lợi ích tư trong hoạt động của bộ máy nhà nước để những tình huống này không dẫn đến tham nhũng. Như vậy, kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ chính là để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, vì tham nhũng trước hết có tác động tiêu cực đến Nhà nước và xã hội. Hơn nữa, kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ cũng là biện pháp bảo vệ CB, CC, VC khỏi rơi vào tình trạng vi phạm pháp luật.
Trong thực tế, hầu hết các tình huống XĐLI nếu không ngăn chặn, xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tham nhũng, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và xã hội, đồng thời khiến những CB, CC, VC có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các tình huống XĐLI trong hoạt động công vụ nếu khơng được kiểm sốt tốt thì khơng những xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước, mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào hoạt động của cơ quan công quyền.
Thứ ba, các quy phạm pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động
công vụ đa dạng, phong phú, nằm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật
Điều này xuất phát từ đặc điểm về tính đa dạng, phức tạp của XĐLI và tính rộng lớn của hoạt động công vụ.
Trong thực tế, các quy phạm pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ có thể được quy định tập trung trong một văn bản pháp luật điều chỉnh riêng về vấn đề này, hoặc nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia. Ví dụ, ở Việt Nam hiện nay, các quy phạm pháp luật kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ được tích hợp vào một số đạo luật do Quốc hội ban hành, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thơng tư của Bộ, Quyết định của Bộ trưởng. Các văn bản quy phạm pháp luật này thuộc nhiều chuyên ngành luật khác nhau, trong đó nổi bật nhất là các chuyên ngành luật về CB, CC, VC và về PCTN. Ngoài ra các quy phạm pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ cịn nằm trong điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia.
Thứ tư, pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ là một bộ
phận của pháp luật quốc gia song có mức độ liên quan cao với pháp luật quốc tế
Điều này là bởi kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ là cần thiết để góp phần thực hiện nhiều cam kết quốc tế trong các lĩnh vực như PCTN, thương mại, liên doanh, liên kết hoặc hợp tác phát triển… Trong thực tế, các thoả thuận quốc tế trong những vấn đề đã nêu, ví dụ như Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc (UNCAC) hay các hiệp định thương mại tự do (WTO, AFTA, CTTPP…) đều có những quy định trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm phòng chống XĐLI trong hoạt động công vụ để ngăn ngừa sự lạm quyền, tham nhũng, bảo vệ các quan hệ hợp tác và thương mại quốc tế.