Yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 67 - 69)

- Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ

2.3.3.1. Yếu tố chính trị

Pháp luật là phạm trù thuộc kiến trúc thượng tầng, gắn liền với chế độ chính trị, vì thế việc hồn thiện pháp luật nói chung, hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ nói riêng khơng thể tách rời đường lối, chính sách của đảng chính trị cầm quyền. Như đã phân tích ở trên, XĐLI trong hoạt động công vụ trực tiếp phản ánh những đặc điểm về tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị của một quốc gia, nên so với nhiều lĩnh vực khác,

sự tác động/ảnh hưởng của đảng chính trị cầm quyền với việc hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ càng lớn.

Theo cách tiếp cận nêu trên, ở Việt Nam, quyết tâm chính trị đối với việc kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ được hiểu là sự cam kết từ cấp cao nhất trong bộ máy của Đảng, Nhà nước cho đến CB, CC, VC trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Quyết tâm này được thể hiện bằng những chiến lược, đề án, và văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước, mà được cơng khai hố để nhân dân và đội ngũ CB, CC, VC biết và thực hiện. Mặc dù, cho đến nay Đảng và Nhà nước Việt Nam chưa ban hành một văn bản chính sách, pháp luật nào riêng về kiểm soát XĐLI, song một số văn kiện của Đảng đã nêu ra những biện pháp cụ thể gắn với việc hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ. Ví dụ, Kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X đã chỉ rõ, cần sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật PCTN để khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và tính hình thức của một số quy định, trong đó bao gồm các quy định kiểm soát XĐLI đối với những người được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Ngoài ra, định hướng hồn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ nói riêng cũng đã được đề cập trong Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hồn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và nhiều văn bản khác của Đảng. Gần đây nhất Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ chỉ rõ:

Tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân, họ hàng, "cánh hẩu" xảy ra ở một số nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội". Vì vậy, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới là "thực hiện việc bố trí bí thư cấp uỷ cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương theo mục tiêu đề ra; khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác, nhất là chức danh chủ tịch Uỷ ban nhân dân, nếu có điều kiện [4].

Đây chính là một ví dụ về những đảm bảo về mặt chính trị cho việc hồn thiện pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ ở nước ta trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)