Những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 81 - 86)

- Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ

2.4.3. Những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở Việt Nam hiện nay

Qua việc nghiên cứu các quy định của UNCAC và những kinh nghiệm về kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ trong pháp luật một số nước, có thể rút ra một số giá trị tham khảo cho việc hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ ở Việt Nam hiện nay như sau:

Thứ nhất, về cách tiếp cận: Tùy từng tình hình thực tế của mỗi nước mà

có thể lựa chọn cách tiếp cận dựa trên các nguyên tắc, mô tả hoặc dựa trên các quy định. Đối với mỗi cách tiếp cận cần có những biện pháp thích hợp để đảm bảo kiểm soát XĐLI như:

Từ cách tiếp cận thứ nhất, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp để làm nguyên tắc chung về hành vi ứng xử của công chức trong công vụ; đồng thời xây dựng, hồn thiện các bộ tiêu chí đánh giá chuẩn mực của nền công vụ.

Từ cách tiếp cận thứ hai, cần hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định những hành vi CB, CC, VC phải làm và không được làm như là những chuẩn mực pháp lý về ứng xử của CB, CC, VC để chống XĐLI. Nói chung, vấn đề mấu chốt là xác định được mục tiêu của việc thực thi công vụ là liêm chính, hoạt động cơng vụ phải cơng khai, minh bạch.

Trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, nên kết hợp cả hai cách tiếp cận vì mỗi cách có những ưu, nhược điểm riêng. Việc kết hợp cả hai cách tiếp cận sẽ giúp bổ trợ cho nhau - điều mà rất cần trong thời điểm hiện nay ở nước ta.

Thứ hai, về mặt nhận thức, các quốc gia đều thấy rõ tầm quan trọng, có ý

nghĩa quyết định của việc cần thiết phải kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ. XĐLI nếu khơng được quản lý kiểm sốt sẽ dẫn đến lạm dụng cơng vụ, có thể dẫn đến tham nhũng, ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị nhà nước. Để kiểm sốt XĐLI hiệu quả cần có những giải pháp xây dựng nền quản trị nhà nước tốt và PCTN hiệu quả. Đây cũng là quan điểm mà ở thời điểm hiện nay Việt Nam cần nhấn mạnh, đặc biệt khi Chính phủ đã đề ra phương hướng xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và Nhà nước đã có những chương trình rộng lớn nhằm cải cách bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.

Thứ ba, các quy tắc về phòng, chống XĐLI cần được ghi nhận thành các quy định pháp luật và bảo đảm thực hiện trên thực tế. Pháp luật là căn cứ pháp lý để CB, CC, VC nhà nước hiểu rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mình trong việc ra quyết định trong hoạt động công vụ, nhất là trong các tình huống

có XĐLI. Pháp luật quy định vai trị, trách nhiệm của cơng dân, tổ chức trong phòng, chống XĐLI. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, công dân và các tổ chức trong xã hội chủ động tham gia vào công tác phòng, chống XĐLI bằng nhiều cách thức khác nhau, hoặc thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan của nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm phát hiện các hành vi vi phạm các quy định về XĐLI; cung cấp thông tin về XĐLI cho các cơ quan chức năng của nhà nước để làm rõ và có biện pháp xử lý. Mặt khác, pháp luật cũng là cơ sở pháp lý để triển khai các biện pháp bảo vệ những người tích cực tham gia vào cơng tác phịng, chống XĐLI, xử lý những trường hợp bao che, thiếu tích cực trong phòng, chống XĐLI. Đây cũng là giá trị mà Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy trong thời điểm hiện nay.

Kết luận Chương 2

Xung đột lợi ích trong hoạt động cơng vụ là tình huống trong đó CB, CC, VC có lợi ích cá nhân đến mức có thể gây ảnh hưởng khơng thích hợp đến việc thực hiện một cách khách quan, đúng đắn thẩm quyền và nghĩa vụ công chức của họ. Do đó, Nhà nước cần phải áp dụng nhiều biện pháp để kiểm soát XĐLI có nghĩa là nhận diện, phịng ngừa, phát hiện được và xử lý các tình huống XĐLI xẩy ra trên thực tế một cách có hiệu quả.

Để kiểm soát XĐLI, Nhà nước sử dụng nhiều cơng cụ trong đó pháp luật là cơng cụ kiểm sốt quan trọng nhất. Pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để nhận diện, phòng ngừa, phát hiện và xử lý những vi phạm các quy định về XĐLI.

Trong kiểm soát XĐLI, pháp luật đóng vai trò rất quan trọng. Pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ là phương tiện thể chế hóa và kiểm nghiệm các chủ trương, chính sách của đảng cầm quyền trong vấn đề này là cơ sở pháp lý để kiểm soát XĐLI trong hoạt động cơng vụ; góp phần thúc đẩy sự cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của bộ máy nhà nước, từ đó tăng cường niềm tin của người dân vào sự liêm chính của cơ quan nhà nước, CB, CC, VC nhà nước; góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước và PCTN.

Hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động công vụ là quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau, dựa trên những nguyên tắc nhất định và bằng các hình thức, biện pháp khác nhau làm cho các quy định của pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ ngày càng cơng khai, minh bạch, tồn diện, thống nhất, đồng bộ, khả thi phù hợp với thực tiễn kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ của đất nước và được xây dựng trên cơ sở trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Q trình hồn thiện pháp luật về kiểm soát XĐLI cần được xem xét trong mối liên hệ với các yếu

tố ảnh hưởng như: chế độ chính trị và vai trị của đảng cầm quyền; yếu tố kinh tế, xã hội; điều kiện về năng lực, nhân lực của cơ quan có thẩm quyền.

Nghiên cứu các quy định về kiểm soát XĐLI trong hoạt động công vụ trong các điều ước quốc tế cũng như pháp luật của một số quốc gia trên thế giới là cơ hội để rút ra những giá trị tham khảo trong q trình hồn thiện pháp luật về kiểm sốt XĐLI trong hoạt động cơng vụ đáp ứng yêu cầu thực tế Việt Nam cũng như những cam kết quốc tế Việt Nam đã tham gia.

Chương 3

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở việt nam (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)